Câu 17: Giao tiếp là gì? Nêu và phân tích các phương tiện giao tiếp

591 2 0
                                    

Câu 17: Giao tiếp là gì? Nêu và phân tích các phương tiện giao tiếp thường sử dụng? Trong giao tiếp xuất hiện những cơ chế tâm lý nào? Tại sao?

· Giao tiếp:

- Dưới góc nhìn thông tin: Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người trong cuộc sống để trao đổi truyền đạt thông tin

- Dưới góc nhìn tâm lý: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người hoặc giữa người với các yếu tố xã hội trong đời sống xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

- Giao tiếp là một quá trình các bên tham gia hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nằm đạt được mục đích giao tiếp

· Nêu và phân tích các phương tiện giao tiếp thường sử dụng:

1) Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ:

+ Nội dung ngôn ngữ: Nội dung ngôn ngữ là ý nghĩa của lời nói, của từ, của nhóm từ.Ý nghĩa của ngôn ngữ có 2 hình thức tồn tại:

- Hình thức khách quan: Ý nghĩa tồn tại không phụ thuộc vào sở thích, ý muốn cá nhân nào.

- Hình thức chủ quan: Đây chính là ý cá nhân của ngôn ngữ. Thể hiện ở chỗ có những từ vô thưởng, vô phạt nhưng khi sử dụng lại gây ra những phản ứng, cảm xúc khác nhau, trái ngược nhau.

+ Tính chất của ngôn ngữ: Thề hiện qua nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu của lời nói, cách nhấn giọng, xuống giọng của các bên trong giao tiếp

+ Điệu bộ khi nói: Là những củ chỉ tay chân và vẻ mặt đi kèm lời nói.

2) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Hình thức cá nhân:

- Nét mặt: biểu hiện thái độ cảm xúc của con người (vui, buồn, ngạc nhiên...)

- Nụ cười: Biểu hiện tình cảm thái độ của mình (có cái cười tươi tắn, hòn nhiên; có cái cuời đồng tình, thông cảm...)

- Ánh mắt: "Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước vọng của con người ra ngoài. Biểu hiện sự chú ý, đồng tình hay phản đối...

- Các cử chỉ: gồm những chuyển động của đầu ( biểu lộ sự đồng ý hay không đồng ý), của bàn tay (sự từ chối, lời mời...)

- Tư thế: Có liên quan mật thiết với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân.

- Diện mạo: Là những đặc điểm tự nhiên ít thay đổi như tạng người, sắc da và 1 số đặc điểm thay đổi như trang điểm, trang sức, trang phục...Diện mạo gây ấn tượng rất mạnh nhất là lần đầu tiên.

+ Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu, khoác tay, bắt tay... là những hành vi trong mối quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng.

+ Đồ vật như bưu ảnh, bưu thiếp, hoa, quà...có ý nghĩa trong việc thiết lập mối quan hệ, biểu hiện thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp với nhau.

· Trong giao tiếp xuất hiện những cơ chế tâm lý nào? Tại sao?

1) Nhận thức trong giao tiếp

- Giao tiếp là xự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau.

2) Tình cảm, xúc cảm trong giao tiếp

- Trên cơ sở của nhận thức cảm xúc và tình cảm được nảy sinh và biểu lộ trong giao tiếp giữa hai người. Những cảm xúc có thể là tích cực hoặc là tiêu cực, chúng có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các chủ thể trong quá trình giao tiếp.

3) Ấn tượng ban đầu

- Là một sự đánh giá, một hình ảnh, một nhận xét, một thái độ về đối tượng được hình thành ngay từ giây phút đầu hay lần đầu tiên gặp gỡ.

- Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, chúng hình thành không chịu sự chi phối của ý chí, nhưng khi hình thành nó chi phối thái độ của con người trong giao tiếp.

4) Động cơ giao tiếp

- Là những yếu tố thúc đẩy giao tiếp, gặp gỡ

- Trong giao tiếp phải tự xác định được động cơ của mình và chú ý đến động cơ của đối tượng.

- Động cơ giao tiếp rất phức tạp, khó xác định chi phối nhiều đến sự giao tiếp.

- Cần xác định được động cơ của hành vi và ý nghĩa của hành vi trong giao tiếp => có giá trị cao trong mối quan hệ của con người.

5) Sự hòa hợp tâm lý giữa những người giao tiếp với nhau

- Sự tương đồng với nhau: giống nhau về nhu cầu, sở thích, lý tưởng.

- Những người có tính cách tốt, giống nhau => giao tiếp với nhau lâu dài.

- Những người có nét tính cách xấu=> khó giao tiế với nhau và những người khác.

- Sự bù trừ cho nhau trong tính khí: tạo nên được sự tương hợp trong cuộc sống nói chung và trong giao tiếp nói riêng.

- Cùng năng lực các đồng nghiệp dễ làm việc với nhau hơn, còn trong mối quan hệ thầy trò, trưởng phó... thì sự hơn kém nhau về năng lực là bình thường, thậm chí là cần thiết.

6) Trạng thái bản ngã trong giao tiếp

- Trạng thái bản ngã phụ mẫu: đặc trưng cá tính nhận biết đựơc quyền hạn và thế mạnh của mình và thể hiện sự lấn lướt trong khi giao tiếp.

- Trạng thái bản ngã thành niên: đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc một cách có lý trí trong qúa trình giao tiếp.

- Trạng thái bản ngã nhi đồng: đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình cảm trong qúa trình giao tiếp.

7) Kỹ xảo giao tiếp

- Người có kỹ xảo giao tiếp tốt được gọi là người lịch thiệp, khéo léo, xử trí linh hoạt.

8) Định kiến trong giao tiếp

- Sự xuất hiện định kiến sẽ làm tăng thêm mối quan hệ không thân thiên giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm với nhau.

- Định cao của định kiến là lòng hận thù rất có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn cá nhân, nhóm với nhau. Vì vậy trong giao tiếp chúng ta không nên có định kiến.

🎉 Bạn đã đọc xong CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC 🎉
CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ