Câu 1: Tâm lý là gì? Phân biệt tâm lý và tâm lý học?
Theo quan điểm của TLH hoạt động: Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não thông qua hoạt động của chủ thể và nó luôn mang bản chất xã hội.
Phân biệt tâm lý và tâm lý học:
Bản chất của tâm lý người: Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua hoạt động của chủ thể và nó luôn mang bản chất xã hội lịch sử.
a) Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua các hoạt động của chủ thể (4 ý)
- Nguồn gốc của tâm lý là hiện tượng khách quan nhưng tâm lý không phải hiện thực khách quan tâm lý là hình ảnh của hiện tượng khách quan có ở trong não người. Nội dung tâm lý con người như thế nào (rộng, hẹp, nông, sâu, phong phú, nghèo nàn) là do việc tiếp xúc giữa con người với hiện tượng khách quan như thế nào.
- Não là cơ quan của tâm lý. Mọi hiện tượng tâm lý ở con người ( từ đơn giản đến phức tạp) đều là sản phẩm của bộ não. Chỉ có não mới có khả năng phản ánh hiện thực khách quan để tạo nên những vết tâm lý trên võ não.
- Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt giữa hiện tượng khách quan với não, phản ánh tâm lý sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý về thế giới, hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân của người mang hình ảnh tâm lý. Tạo ra những hình ảnh về thế giới rất đặc biệt:
+ Tạo ra những hình ảnh về thế giới rất đặc biệt sinh động sáng tạo
+ Mang tính chủ thể đậm nét vì não mỗi người khác nhau, hoàn cảnh sống đk sống khác nhau, thế giới tâm lý mỗi người khác nhau.
+ Hình ảnh tâm lý trong đầu con người không ai giống ai, cho nên mỗi người sẽ thể hiện hành vi khác nhau với hiện thực.
+ Chủ thể mang hình ảnh tâm lý sẽ là người đảm nhận cảm nghiệm nó rõ nét nhất.
- Hoạt động của chủ thể là yếu tố cốt lõi làm hình thành, bộc lộ và phát triển tâm lý người. Đây là nét khác biệt giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Hoạt động tâm lý của chủ thể là yếu tố cốt lõi làm hình thành, bộc lộ và phát triển tâm lý người vì:
+ Chính trong quá trình hoạt động, tác động vào đối tượng, con người mới nắm bắt thuộc tính của đối tượng, hình ảnh của đối tượng mới tồn tại trong óc con người. Nhờ đó hình thành tâm lý con người, đó là quá trình nhập tâm.
+ Sau khi tâm lý đã hình thành, nó lại trở thành một bộ phận điều khiển, điều chỉnh ngược lại hoạt động, làm cho hoạt động của con người hiệu quả hơn. Từ đó tâm lý bộc lộ ra bên ngoài, đây là quá trình xuất tâm.
b) Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người
- Nguồn gốc của tâm lý người là thế giới khách quan. Thế giới khách quan bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội.
+ Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nhất định đến sự hình thành tâm lý. Vd: chim muôn, thời tiết, khí hậu.
+ Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định tâm lý người. Vd: KT, CT, VH, pháp quyền, mối quan hệ người với người. ngoài ra còn khả năng xã hội hóa yếu tố tự nhiên ( vd: con người lắp phòng máy lạnh đỡ nóng.)
- Tâm lý người là sản phẩm hoạt động của con người trong các quan hệ xã hội. Con người trong hoạt động xã hội vừa là thực thể tự nhiên ( vd: dáng đứng thẳng, giải phóng hai tay,..) vừa là thực thể xã hội ( vd: có lao động, có đời sống tập thể, ngôn ngữ, tín ngưỡng,...) => con người mang tính dấu ấn XH ng đó sống.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là quá trình biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành của riêng mỗi người.