Câu 8: Xu hướng là gì? Phân tích các mặt biểu hiện của xu hướng?

315 2 0
                                    



Câu 8: Xu hướng là gì? Phân tích các mặt biểu hiện của xu hướng?

· Định nghĩa: Xu hướng là hệ thống các thúc đẩy bên trong quy định tính lựa chọn của cá nhân với đối tượng nhất định và làm nảy sinh tính tích cực hoạt động của cá nhân với đối tượng đó. Xu hướng là nguyện vọng của con người muốn vươn tới một mục tiêu nào đó.

· Các mặt biểu hiện của xu hướng:

1) Nhu cầu: Nhu cầu biểu thị mối quan hệ tích cực của cá nhân với hòan cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

- Đặc điểm của nhu cầu:

+ Nhu cầu nảy sinh không phải từ ý thức hay ý chí chủ quan của con người mà nảy sinh từ mối quan hệ giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của họ. Co người dù ý thức hay không ý thức thì vẫn có nhu cầu.

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng của nhu cầu hoặc là được xác định cụ thể (muốn ăn cơm, uống nước ngọt...) hoặc là chưa rõ ràng (muốn đi đâu đó cho khuây khỏa...)

+ Nhu cầu luôn có nội dung cụ thể

+ Nhu cầu thường có tính chu kỳ.

2) Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của con người đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động (có sức hấp dẫn về mặt tình cảm)

- Đặc điểm của hứng thú:

+ Đối tượng gây ra hứng thú cho con người là những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân và có sức lôi cuốn hấp dẫn họ.

- Biểu hiện của hứng thú:

+ Biểu hiện ở đối tượng: Có hứng thú chỉ dừng lại khi gặp đối tượng thỏa mãn. Có hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.

+ Biểu hiện ở nội dung: Có nội dung hứng thú được đánh giá cao hoặc cũng có nội dung hứng thú bình thường.

Biểu hiện ở chiều rộng và chiều sâu của xu hướng: Những người có hứng thú lan rộng đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực thường có cuộc sống hời hợt bề ngoài.

- Vai trò của hứng thú:

+ Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức.

+ Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng sức làm việc, sáng tạo của cá nhân.

+ Vận dụng vào hoạt động quản lý.

3) Lý tưởng: Là mục tiêu cao đẹp, là hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

- Tính chất của lý tưởng:

+ Lý tưởng vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính lãng mạn.

+ Lý tưởng mang tính xã hội và giai cấp.

+ Tính thống nhất giữa lý tưởng chung và lý tưởng riêng.

- Chức năng của lý tưởng:

+ Xác định mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân.

+ Là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.

+ Trực tiếp chi phối sự hình thành phát triển tâm lý cá nhân.

4) Thế giới quan – niềm tin: Là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân được hình thành trong mỗi cá nhân và xác định phương châm hoạt động của cá nhân đó. Thế giới quan phản ánh tồn tại xã hội và mang tính lịch sử xã hội.

- Cấu trúc của thế giới quan:

+ Kiến thức: Là những hiểu biết của con người về các sự vật hiện tượng trong hiện thực...

+ Quan điểm: Là sự thừa nhận những tư tưởng khái quát đã được lĩnh hội, đồng thời dựa vào đó để lý giải hiện thực.

+ Niềm tin: Là sự thể hiện hài hòa giữa nhận thức đúng đắn, tình cảm mãnh liệt, ý chí cao và khả năng khắc phục mọi khó khăn trong hoạt động để đạt được mục đích cuộc sống.

- Vai trò của thế giới quan:

+ Chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

+ Quyết định thái độ riêng của con người với thế giới xung quanh.

+ Là cơ sở hình thành đạo đức, lý tưởng và các thuộc tính tâm lý của con người.

- Phẩm chất cơ bản của một thế giới quan tiến bộ:

+ Tính nhất quán.

+ Tính khoa học.

+ Tính khái quát và trừu tượng.


CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ