(1) Hồng Châu: tương đương với vùng đất thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
(2) Minh Tông nhà Trần: Trần Mạnh, vua thứ năm nhà Trần từ 1314 đến 1329; niên hiệu Đại Khánh (1314-1323) và Khai Thái (1324-1329).
(3) Liễu Nghị người đời vua Trung Tông nhà Đường, đi thi bị trượt, về đến đất Kinh Dương, thấy một người đàn bà chăn dê đến nói rằng: "Thiếp là con gái vua Động Đình, gả cho con thứ vua Kinh Xuyên, bị con hầu gái xúc xiểm, thành ra đắc tội với cha mẹ chồng, nên phải truất đuổi đến đây. Nghe chàng về qua Động Đình, làm ơn đưa hộ thiếp bức thư. Nhà thiếp ở cổng có cây quýt lớn, cứ gõ vào cây ba tiếng thì có người ra". Nghị theo lời. Rồi nhân thế được đón xuống chơi Long cung. Sau Nghị lấy người con gái họ Lư, nàng xưng mình chính là Long nữ nhờ Nghị đưa thư ngày trước, rồi cùng đưa nhau về ở Động Đình.
(4) Khoảng niên hiệu Chí Chính nhà Nguyên, có người học trò là Dư Thiện Văn, giữa ban ngày thấy hai người lực sĩ đến nói là vâng mệnh của Quảng Lợi vương (vua thủy) sai đón, Thiện Văn theo đi. Đến bến sông xuống một chiếc thuyền, thấy hai con rồng vàng cắp mà đem đi, rồi xuống đến Thủy phủ. Quảng Lợi vương tiếp đón long trọng rồi nhờ soạn hộ một bài văn để đọc lúc làm lễ cất câu đầu của tòa đền Linh Đức sắp dựng. Thiện Văn liền làm hộ một bì rất hay. Khi khánh thành, Thiện Văn được dự một bữa yến lớn.
(5) áo tinh hồng: áo màu đỏ; tinh: con tinh tinh thuộc họ vượn. Tinh hồng: màu đỏ như huyết con tinh tinh.
(6) Đai ly châu: đai ngọc quý. Ly châu: ngọc, ý từ sách Trang Tử: "Ngọc châu nghìn vàng tất ở dưới hàm con ly long, dưới vực sâu chín trùng" (Thiên kim chi châu, tất tại cửu trùng chi uyên, nhi ly long hàm hạ)
(7) Cố danh tư nghĩa: đoái trông cái danh mà nghĩ đến cái nghĩa của nó, nghĩa là danh phải đúng với thực.
(8) Hứa Tốn là người đời Tấn, trước làm quan lệnh ở Tinh Dương, sau từ quan về học được đạo thuật, chém rắn và giết thuồng luồng để trừ hại cho dân. Thứ Phi là một kẻ dũng sĩ đất Kinh về đời nhà Chu, giỏi kiếm thuật. Một lần đi thuyền có hai con thuồng luồng kèm hai bên thuyền. Phi rút gươm nhảy xuống sông chém chết cả hai, cả thuyền được yên ổn. Kinh vương nghe tiếng, vời dùng làm chức quan Chấp khuê.
(9) Địch Nhân Kiệt (607-700): là một đại thần đời Đường, tính tình rất ngay thẳng. Thời Cao Tông, ông làm chức Đại lý, xử 17.000 vụ án tồn đọng mà không ai phàn nàn điều gì. Khi làm Tuần phủ sứ ở Giang Nam (trong truyện và nguyên chú là Hà Nam), ông đã sai phá hủy 1.700 tòa dâm từ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Truyền Kì Mạn Lục
Historical FictionTruyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn B...