Chú thích chương XVIII

131 6 0
                                    

(1) Đông Sơn: huyện, thời thuộc Minh thuộc phủ Thanh Hóa, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(2) Cẩm Giàng: huyện, đời Trần thuộc châu Thượng Hồng, nay thuộc tỉnh Hải Dương.

(3) Tây Đô: tên thành nhà Hồ, ở huyện Vĩnh Lộc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(4) Động Hồ Công: ở huyện Vĩnh Lộc, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(5) Nguyên văn: "Dân thường chúng ta dựng vợ gả chồng cho con cái hà tất phải kén họ Thôi, họ Lư, họ Lý, họ Trịnh". Thôi, Lư, Lý, Trịnh là bốn họ giàu sang, có thế lực đời Đường Thái Tông, Trung Quốc.

(6) Kiến Tân: niên hiệu của Trần Thiếu Đế, vua cuối cùng nhà Trần từ 1398 đến 1400.

(7) Trần Khát Chân mưu giết Hồ Quý không thành, bị giết và bắt bớ đến cả thân tộc.

(8) Theo Dị uyển vua nước Kê Tân bắt được một con chim loan nuôi ba năm vẫn không hót. Nghe lời phu nhân vua cho đặt lồng chim trước một cái gương. Chim loan nhìn bóng, tưởng bạn cất tiếng kêu bi thương mãi cho đến chết. Sau trong văn học dùng điểm này để diễn tả chuyện đôi lứa lỡ làng, xa cách.

(9) Biệt hạc: chàng Mục Tử ở Thương Lăng lấy vợ 5 năm không có con, cha mẹ định lấy vợ khác cho. Người vợ nghe tin đang đêm khóc lóc, Mục Tử cảm động làm ra khúc nhạc Biệt hạc thảo.

(10) Lấy ý từ câu thơ của Hàn Hoành đời Đường: Hàn thực đông phong ngự liễu tà (Tiết Hàn thực gió đông thổi, cây liễu trong vườn ngự lả cành). Xem thêm chú thích (4) Chuyện người Nghĩa phụ ở Khoái Châu...

(11) Cố Huống đời Đường nhặt được một chiếc lá đỏ đề thơ thả trên ngòi ngự của một cung nữ. Huống cũng đề thơ lên một chiếc lá thả xuống ngòi, trong bài thơ có câu: Hoa lạc thâm cung oanh diệc bi, Thượng Dương cung nữ đoạn trường thì (Hoa rụng trong cung sâu thẳm chim oanh cũng buồn, đấy là lúc người cung nữ trong Thượng Dương cung đứt ruột).

(12) Chuyện Liễu Thị với Hàn Hoành: xem chú thích 4, Chuyện người Nghĩa phụ ở Khoái Châu.

(13) Vi Cao đời Đường thuở nhỏ chơi đất Giang Hạ có tình với nàng Khương Ngọc Tiêu. Lúc chia tay có hẹn chóng thì 5 năm, chậm thì 7 năm sẽ đến, lưu tặng một cái nhẫn ngọc và một bài thơ. Sau 7 năm Cao không đến, Ngọc Tiêu nhịn ăn mà chết. Cao nghe tin thương xót, lập đàn tụng kinh siêu độ. Đêm chiêm bao thấy nàng hẹn sẽ thác sinh để làm nàng hầu. Sau Cao làm quan to, gặp ngày mở tiệc sinh nhật, có người đem dâng một người con hát cũng tên là Ngọc Tiêu, ngón tay giữa có một vòng thịt y như hình chiếc nhẫn ngọc mình tặng ngày trước.

(14) Phủ Thiên Trường: xem chú thích 1, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.

(15) Trường An: cũng đọc là Trường Yên, đời Trần là lộ, thời thuộc Minh đổi làm châu, gồm phần đất các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh, Hoa Lư của tỉnh Ninh Bình ngày nay.

(16) Tháng Tư năm Bính tuất (1406) Hàn Quán, Chinh Nam tướng quân Hữu đô đốc đồng tri cùng Hoàng Trung, Tham tướng đô đốc đồng tri, chỉ huy 10 vạn quân Quảng Tây đánh sang Đại Việt..

Cáo mượn Oai thiêng: lấy ý ở câu thành ngữ: "Cáo mượn oai hùm", Oa tranh bờ cõi: từ truyện ngụ ngôn trong Nam hoa kinh của Trang Tử. Có hai nước Man và nước Xúc đều ở trên sừng một con ốc sên nhưng cứ đánh nhau mãi để tranh bờ cõi!

(17) Mộc Thạnh: tướng nhà Minh, đã bị Giản Định đế đánh thua một trận lớn.

(18) Ví việc Giản Định đế dấy binh đánh quân Minh như vua Thiếu Khang nổi binh trung hưng nhà Hạ.

(19) Diễn Châu: gồm phần đất các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu của Nghệ An ngày nay.

(20) Triệu Cơ ở Mô Độ: nguyên chú: Triệu Cơ tức Trần Triệu Cơ, người phủ Thiên Trướng, trấn Sơn Nam. Mô Độ: xem chú thích 1, Chuyện Lý Tướng quân.

(21) Bình than: nguyên chú: "Bình Than còn có tên là Bàn Than, Bài Than, hợp lưu của hai nhánh sông Xương Giang, Thị Kiều, thuộc huyện Chí Linh", nay thuộc tỉnh Hải Dương.

(22) Hàm Tử: nguyên chú: "Hàm Tử nay thuộc huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, xã Hàm Tải", nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

(23) Mộc Hoàn: tên xã, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Tam Đới, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

(24) Cổ Lộng: nguyên chú "Cổ Lộng ở xã Cổ Động, huyện Thanh Liêm, phủ lỵ Nhân, xứ Sơn Nam, thường gọi là Thành Cách". Nay có lẽ thuộc tỉnh Hà Nam.

(25) Mạn Trù: bến sông Nhị thuộc phủ Khoái Châu, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, nguyên chú thuộc huyện Đông Yên.

(26) Đông thổ: chỉ vùng kinh thành Thăng Long, bấy giờ nhà Hồ đổi tên là Đông Đô.

(27) Tung và hoành là kế hoạch của các nước đời Chiến quốc. Tung là kế của Tô Tần, liên kết các nước chư hầu để chống Tần; hoành là kế của Trương Nghi vận động các nước chư hầu thần phục Tần.

(28) Theo Hán sử, Hàn Tín đánh Triệu dùng kỳ binh, nhổ cờ Triệu dựng cờ Hán.

(29) Theo Đường sử, vua Túc Tông nhà Đường thu quân ở Linh Vũ, quay cờ tiến về phía đông để đánh An Lộc Sơn.

(30) Lạng Sơn: đời trần là lộ Lạng Giang, có lẽ ngoài tỉnh Lạng Sơn ngày nay còn có một phần đất Kinh Bắc (tức Bắc Giang hiện nay).

(31) Quỷ Môn: tức ải Chi Lăng, nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn.

(32) Yên Kinh: chỉ triều đình nhà Minh.

(33) Giá xuân: nước đóng thành băng, mùa xuân tiết trời ấm dễ tan, ví số phận mỏng manh.

(34) Mỏ đỏ: chỉ Hồ Quý Ly, xuất phát từ chuyện vua Trần Nghệ Tông nằm mộng thấy Duệ Tông về đọc một bài thơ trong có câu thơ: Trung gian duy hữu xích chủy hầu (trong đó duy có con hầu mõm đỏ). Nghệ Tông chiết tự, chữ xích chủy là Quý Ly.

(35) Ngựa Hồ binh Triệu: nguyên văn Yên binh, Hồ kỵ, nghĩa là lính nước Yên, quân kỵ rợ Hồ, đều là tên tượng trưng chỉ quân Minh.

(36) Hồ là cáo, ở đây lấy ý từ câu ngạn ngữ "Cáo chết ba năm quay đầu về núi".

Truyền Kì Mạn LụcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ