(1) Đông Triều: nay là huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
(2) Trần Giản Định: tên là Ngỗi, dấy quân chống quân xâm lược Minh từ 1407, niên hiệu Hưng Khánh.
(3) Quân Ngô: chỉ quân xâm lược Minh.
(4) Huyện Kim Thành: thời Trần thuộc châu Đông Triều, nay thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.
(5) Núi An Phụ: nguyên chú: "Núi ở huyện Giáp Sơn", có lẽ nay là vùng Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương.
(6) Hổ đầu tướng quân: đời vua Tấn An Đế, Cố Hải Chi làm chức Hổ đầu tướng quân, người đương thời gọi là Cố Hổ đầu. Mỗi lần ăn mía, Cố đều ăn từ ngọn xuống gốc, lại nói: "Ăn như thế thì mỗi lúc mới đi đến chỗ thú vị".
(7) Nguyên văn: "... tên cắm ngập đến lông vũ", tức là sâu vào đến lông vũ đuôi mũi tên.
(8) Tô Học Sĩ: Tô Đông Pha, nhà thơ lớn đời Tống, thường đến chùa Kim Sơn, chơi thân với sư Phật ấn.
(9) Lương Trạng nguyên: tức Lương Thế Vinh, người xã Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), đỗ Trạng nguyên năm Quang Thuận thứ 4 (1463) đời Lê Thánh Tông, rất sùng đạo Phật.
(10) Hàn Xương Lê: Hàn Dũ đời Đường. Ông có bài biểu can ngăn việc rước xương Phật, thể hiện tư tưởng bài Phật. Ông khuyên vua đốt sách kinh Phật, bắt sư phải hòan tục.
BẠN ĐANG ĐỌC
Truyền Kì Mạn Lục
Historical FictionTruyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn B...