Hazora8713 vs. yia_lis
ĐÁNH GIÁ TRUYỆN DỰ THI “LoliPOP”
I. Văn phong.
1. Cách dẫn truyện: 6
Cách dẫn truyện gây rối, rườm rà quá mức cần thiết.
2. Giọng văn: 4
Giọng văn rườm rà, thiếu tính mạch lạc và liên kết.
3. Từ ngữ: 3
Từ ngữ phong phú, có tính gợi hình và biểu cảm cao. Tuy nhiên, ở nhiều đoạn lạm dụng những từ như: “kiêu kỳ”, “vẻ đẹp”... Dùng từ chưa linh hoạt.
Một số câu mắc lỗi diễn đạt:
1. Em ghét sự giả dối trong đôi mắt tím mọng của Bianca yêu dấu, tràn đầy trong từng mao mạch của chị ta. => Thiếu liên kết.
2. Nhưng em yêu vẻ đẹp của Bianca, vẻ đẹp hoàn hảo đến chuẩn mực hay thậm chí là rập khuôn, vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bị che lấp trong từng lớp bèo nhún rườm rà và diêm dúa. => “Chuẩn mực” và “rập khuôn”?! Về nghĩa thì hai từ này gần giống nhau, nên khi đứng chung trong một câu, chúng làm câu trở nên lủng củng. Ngoài ra, vẻ đẹp “rập khuôn” theo cái gì?
3. [...] chị ta thì thào về dòng máu nóng chảy huyết mạch [...] => Lỗi đánh máy?II. Nội dung truyện
1. Cốt truyện 9
- Bối cảnh: Bối cảnh xây dựng chưa rõ ràng, còn mơ hồ.
- Kết cấu: Các bối cảnh nhỏ, tình tiết cốt truyện đều bị rối, thiếu tính mạch lạc.
- Tính logic: Đạt
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Tốt
2. Nhân vật 10
Nhân vật xây dựng rất ấn tượng.
3. Kiến thức 4
Có hai vấn đề cần xem lại:
- Ngộ độc chì vì ngậm bút chì màu: Bút chì màu mặc dù được gọi là “chì màu” nhưng thực tế lớp lõi của bút lại là sáp màu. Phần lõi này gồm: chất nhuộm màu và sáp paraphin (paraffin wax). Như vậy nhân vật Catherine không thể bị ngộ độc kim loại chì khi ngậm chì màu.
- Sử dùng từ “lollipop”: Lịch sử kẹo mút và nguồn gốc tên gọi “lollipop” vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên theo trang wikipedia thì tên gọi này chính thức được đăng ký dưới dạng tên thương mại vào năm 1908. Tuy không rõ mốc thời gian trong truyện ở năm bao nhiêu nhưng vì truyện gợi không khí cổ điển, có nhắc đến vua chúa nên “lollipop” có vẻ quá hiện đại khi đặt vào bối cảnh chung.
- Họ Mirowski: Theo hiểu biết hạn chế của người chấm, họ Mirowski phổ biến tại Ba Lan (cũng như mang âm hưởng ngữ tộc Slav xuất phát từ vùng Trung và Đông Âu), nó không ăn nhập lắm với cái tên của hai nhân vật nữ vì Bianca có gốc Ý, còn Catherine có gốc Pháp (các nước Nam Âu và Tây Âu).
4. Tính bất ngờ, hấp dẫn: 8III. Ý nghĩa
1. Sự trải nghiệm 7
Thiếu sự trải nghiệm về văn hóa xã hội, dẫn đến lỗ hổng trong xây dựng tình tiết truyện.
2. Ý nghĩa câu truyện 6
Có ý nghĩa, dù khá mơ hồ.IV. Tính đột phá, ấn tượng 5
V. Ý kiến tóm gọn của người review
Về tổng thể, “Lolipop” là một câu chuyện trọn vẹn, chỉnh chu và có chất lượng. Tuy nhiên, yia_lias dường như đã quá tham lam khi diễn đạt nó bằng những câu văn hoa mỹ, bóng bẩy, lặp đi lặp lại qua mỗi đoạn. Đây vốn là một thủ pháp viết nhưng do bị lạm dụng thái quá nên nó làm câu chuyện bị rối. Và vì nó rối nên khi đọc đến đoạn cuối người ta quên luôn đoạn đầu. Nếu chỉ đọc một lần, người đọc dễ bị ấn tượng với lớp vỏ ngôn ngữ “bắt mắt”, tuy nhiên, khi đọc lại lần hai, lần ba,... và đào sâu vào phần cốt lõi thì người đọc (cụ thể là Green) bị thất vọng. Hi vọng rằng những đánh giá phía trên có thể giúp yia_lis hoàn thiện câu chuyện hơn nữa.Vậy là mặc dù vẫn có một số sai sót về logic lẫn kiến thức phổ thông, yia vẫn nắm chắc cho mình một điểm số được coi là cao nhất từ trước tới này: 62/100 điểm!
Có vẻ như yia đã bỏ xa những đối thủ khác và vượt lên top đầu, đây cũng là động thái khẳng định kinh nghiệm và thực lực của mình đối với những đấu thủ khác. Liệu yia có thể áp đảo hoàn toàn đối thủ của mình để vươn lên làm người chiến thắng?====
ĐÁNH GIÁ TRUYỆN DỰ THI “PICTURE”
I. Văn phong.
1. Cách dẫn truyện 4
Kém hấp dẫn khi sử dụng ngôi kể “ta”.
2. Giọng văn 5
Đơn giản, lủng củng, lạm dụng câu đơn khiến mạch văn thiếu mượt mà. Dường như tác giả bị ảnh hưởng rất mạnh từ Light Novel.
3. Từ ngữ 5
Từ đơn giản, thiếu cuốn hút.II. Nội dung truyện
1. Cốt truyện: 6
- Bối cảnh: Bối cảnh xây dựng chưa rõ ràng, không tạo được ấn tượng.
- Kết cấu: Chuyển cảnh chưa tốt, thiếu mạch lạc.
- Tính logic: Không có
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Không có
2. Nhân vật: 7
Không ấn tượng, khó hiểu. “Ta” và “cậu” chưa được khắc họa rõ nét, đặc biệt là sự khác nhau của hai “người” này.
3. Kiến thức: 0
4. Tính bất ngờ, hấp dẫn: 0III. Ý nghĩa
1. Sự trải nghiệm: 0
2. Ý nghĩa câu truyện: 0IV. Tính đột phá, ấn tượng: 0
V. Ý kiến tóm gọn của người review
Về tổng thể, “Picture” là một câu chuyện chưa đạt chất lượng, thiếu sự đầu tư. Dù truyện có ý tưởng khá hay, nhưng Hazora713 hoàn toàn thất bại trong việc triển khai ý tưởng đó ra. Bạn dường như chịu ảnh hưởng quá mạnh của Light Novel, điều này thể hiện qua việc bạn thiếu sự tiết chế về mặt cảm xúc và xổ toẹt nó ra như truyện tranh với một loạt caplock cùng dấu chấm than gây ám ảnh cho người đọc (là mình – Green). Chưa hết, bạn còn lạm dụng dấu ba chấm. Và đỉnh điểm là bạn dùng từ mô phỏng âm thanh trong truyện. Ba điều này đều là tối kị trong văn viết.
Chưa hết, cái mình thấy khó hiểu khi đọc “Picture” là việc bạn chú giải toàn bộ ý nghĩa câu chuyện, nó gợi cho mình nhớ đến hồi học tiểu học luôn có khung “nội dung ghi nhớ” cuối mỗi bài học. Nhiều độc giả, trong đó có mình, không thích sự chu đáo thái quá này. Thay vào đó, mình mong muốn bạn đầu tư hơn, chau chuốt hơn và cố gắng lồng ghép mọi ý tưởng vào câu văn. Còn nếu không được? Vậy hãy để độc giả tự cảm nhận, tự tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện. Hi vọng rằng phần nhận xét của mình có thể giúp bạn phần nào, chúc bạn viết tốt.Kết quả dường như đã ngã ngũ khi Hazora chỉ có thể lấy được 27 điểm từ tay giám khảo. Một trận đấu cách biệt khủng khiếp và cực kì gay cấn! Cho đến hiện tại, chúng ta đã biết được ai là người chiến thắng để cầm tấm vé đi vào vòng kế tiếp của Đấu trường Ngòi bút - yia_lis!
Chúc mừng yia với chiến thắng tuyệt đối lần này!
Người chấm: Lá JulieLe627
Biên tập: @sanyschan
BẠN ĐANG ĐỌC
W - Battles Tháng 8
Mystery / ThrillerTập trung những trận đấu của các đấu thủ cho event Đấu trường ngòi bút tháng 8. Keyword vòng I: "Bút chì màu". Keyword vòng II: "Hoa hồng máu".