Chương 9

17 2 0
                                    

Trong số các môn học thì Toán học là môn Hoài Phương học kém nhất. Sắp thi học kì rồi mà tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra thì cô xấu hổ chết mất.
- Bên cạnh cậu luôn có một thiên tài tại sao không biết được mà nhờ? -Diệp An nói.
- Cậu giảng bài có bao giờ mình hiểu đâu. -Hoài Phương thở dài một cái.
- Không phải là tớ. Bạn trai cậu giỏi như vậy mà cậu đúng là chẳng biết tận dụng gì cả.
- Anh ấy bận lắm. -Hoài Phương kèm theo vài cái lắc đầu.
- Cậu đã hỏi anh ấy đâu mà biết anh ấy bận. Mà thôi. Chờ cậu hỏi thì chúng ta ra trường mất rồi. Mau đưa điện thoại cậu cho mình.
- Cậu định làm gì?
- Cậu cứ đưa đây cho mình.
Diệp An cầm điện thoại của Hoài Phương bấm bấm gì đó rất nhanh.
- Xong! Cậu sắp có gia sư riêng rồi!
- Gia sư riêng là sao? -Hoài Phương ngơ ngác hỏi Diệp An.
Diệp An đưa điện thoại lại cho Hoài Phương. Hai tay Diệp An khoanh trước ngực, mắt thể hiện sự hào vào bản thân vì vừa làm chuyện tốt.
- Cậu được lắm! -Hoài Phương lườm Diệp An một cái.
- Cậu nên thấy tự hào khi có một người bạn tốt như mình đi.
Tất nhiên là chưa bao giờ Hoài Phương không tự hào về chuyện này. Những lúc cô gặp khó khăn thì Diệp An đều xuất hiện để giúp đỡ cô. Lần này Diệp An dùng điện thoại Hoài Phương nhắn tin với Nhật Huy nhờ anh giúp Hoài Phương ôn tập. Hoài Phương rất vui khi anh nhận lời giúp mình nhưng cô rất ngại vì anh là năm cuối nên phải học rất nhiều.

Buổi chiều nào hai người cũng đến thư viện cùng nhau. Nhật Huy vừa giảng bài cho Hoài Phương vừa tiện thể ôn lại kiến thức cũ.
- Bây giờ anh sẽ dạy em cách tìm giao của hai mặt phẳng. Đầu tiên em viết tên hai mặt phẳng ấy ra nháp. Em thấy điểm nào ở cả hai mặt phẳng đều có thì đấy là điểm thứ nhất. Sau đấy em gạch cái điểm ấy đi rồi cho hai đoạn còn lại cắt nhau.
- Cắt nhau kiểu gì cơ?
- Ví dụ đề bài cho hình chóp S. ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Người ta bắt mình tìm giao của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD). Cả hai mặt phẳng đều có chung điểm S vì em gạch nó đi. Lúc này sẽ thừa ra AD và BC, em cho hai chúng nó cắt nhau ở đâu thì đó sẽ là điểm chung thứ hai.
- Cũng không khó lắm nhỉ? -Hoài Phương có chút cảm giác đối với hình không gian.
- Bí quyết làm hình không gian là em phải mạnh dạn kéo dài, mạnh dạn kẻ thêm các đường.

Sau một vài buổi học Hoài Phương cảm thấy mình học khá hơn hẳn. Thì ra hình học không gian không khó như cô nghĩ. Chỉ là mới đầu cô vẫn chưa quen với nó và chưa có phương pháp học tập đúng đắn. Bây giờ cô có thể làm các dạng bài cơ bản.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến kì thi học kì. Lúc này mọi người đều rất chăm chỉ ôn tập để có thể làm tốt bài thi. Nhật Huy đã hứa với Hoài Phương sẽ thưởng cho cô nếu cô thi được chín điểm toán. Hoài Phương nghe vậy nên càng hào hứng với việc ôn luyện.

Ngày thi bắt đầu vào giữa tháng mười hai nên trời rất lạnh. Trong thời tiết này thì đi đến trường làm bài thi như một cực hình. Mỗi học sinh đều rất cẩn thận, chăm chút cho bài thi sao cho không bị mắc lỗi sai nào. Điểm số trên bài thi chính là cách mà người khác nhìn vào đó đánh giá mình. Kiến thức mà mình đã học được cũng biểu hiện hết qua điểm số. Hơn nữa điểm của mình mà thấp hơn bạn thì chắc chắn sẽ rất xấu hổ. Với một số người thì điểm cao giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình. Có những người rất nghiêm túc làm bài trong khi một số người vẫn giở trò quay cóp. Hoài Phương thuộc nhóm người thứ nhất. Cô tập trung vào bài thi và không để ý đến mọi thứ xung quanh. Khi làm bài thi toán, những gì Nhật Huy dạy đều được cô vận dụng hết. Hoài Phương tin tưởng rằng nhất định mình sẽ được điểm cao.

Thật Ra Anh Vẫn Còn YêuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ