Thai Chậm Phát Triển Trong Tử Cung - Bộ Y Tế

0 0 0
                                    

Thai Chậm Phát Triển Trong Tử Cung – Bộ Y Tế

 Admin

1. ĐỊNH NGHĨA

Khái niệm thai nhẹ cân là khi thai đủ tháng, trọng lượng thai lúc sinh dưới 2500gram.

Trong thực tế, khái niệm thai chậm phát triển trong tử cung bao gồm trọng lượng thai tại thời điểm thăm khám và sự phát triển của thai. Để xác định thai thực sự có chậm phát triển hoặc ngừng phát triển thì phải đo kích thước và ước lượng trọng lượng thai ở ít nhất 2 lần thăm khám liên tiếp cách nhau 01 tuần. Tùy từng tác giả, tùy từng nhóm nghiên cứu mà giới hạn của thai chậm phát triển trong tử cung thay đổi, nằm dưới đường bách phân vị thứ 10, thứ 5 hoặc thứ 3.

2. CHẨN ĐOÁN2.1. Lâm sàng

Không có dấu hiệu đặc trưng.

Có thể có một số gợi ý:

– Tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung

– Mẹ tăng cân ít hơn bình thường

– Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai

– Phát hiện được một số nguyên nhân: HA cao, mẹ bị bệnh lý mạn tính…

2.2. Siêu âm

Là phương pháp giúp chẩn đoán hữu hiệu.

So sánh đối chiếu các kích thước của thai nhi với kích thước chuẩn (các chỉ số về kích thước thai được xây dựng dựa trên các nghiên cứu mô tả cắt ngang) đánh giá thai chậm phát triển trong tử cung cân đối hay không cân đối.

2.2.1. Chỉ số: đường kính lưỡng đỉnh

70% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với tuổi thai.

2.2.2. Chỉ số: chu vi bụng

Đây là một chỉ số thường được sử dụng nhất để dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung. Chu vi bụng có giá trị dự đoán thai chậm phát triển trong tử cung cao hơn chỉ số đường kính lưỡng kính, chu vi đầu và chiều dài xương đùi.

Tốc độ tăng trưởng của đường kính chu vi bụng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung ở một số trường hợp người mẹ không nhớ chính xác ngày kinh, không đánh giá được tuổi thai, nếu tốc độ tăng của chu vi bụng dưới 10 mm trong 15 ngày thì có thể nghĩ tới thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.3. Chỉ số: chiều dài xương đùi

Chỉ số này không có giá trị đặc biệt trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.4. Tình trạng nước ối

Có đến 90% các trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung có tình trạng thiểu ối, ngược lại nếu kèm theo đa ối thì phải nghĩ tới các nguyên nhân thai bất thường như rối loạn NST, bệnh lý gen…

2.2.5. Độ trưởng thành bánh rau

Không có nhiều giá trị trong chẩn đoán và dự báo thai chậm phát triển trong tử cung.

2.2.6. Ước lượng trọng lượng thai

Rất khó để có một công thức tính chính xác trọng lượng thai nhi trong tử cung, chúng ta chỉ có thể ước đoán trọng lượng thai trong khoảng cộng trừ 10 % của giá trị trung bình, đối chiếu với biểu đồ phát triển trọng lượng thai theo tuổi thai để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung. Ngoài ra còn một số chỉ số tham khảo khác như: chu vi đùi, tỷ lệ giữa chiều dài xương đùi và chu vi đùi, tỷ lệ giữa chu vi đầu và chu vi bụng…

Xàm xí bé mỡ ngoan ngoanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ