04/06/2012
Sử dụng thuốc giảm co tử cung cho dọa sanh non
DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm
P. Dược lâm sàng-Thông tin thuốc - Bệnh viện Từ DũThuốc giảm co tử cung được chỉ định làm trì hoãn hoặc làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi thai nhi. Chỉ được chỉ định thuốc giảm co tử cung khi cổ tử cung mở dưới 4 cm.
I. Các loại thuốc giảm co tử cung thường dùng trong dọa sanh non[2]Nifedipin: là lựa chọn đầu tay trong thuốc giảm co tử cung, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.
Chống chỉ định:
- Xuất huyết trước sanh, tiền sản giật, nhiễm trùng ối và suy thai
- Bệnh tim mạch bao gồm suy tim hoặc suy chức năng thất trái
- Huyết áp thấp (< 90/50 mmHg)
- Dùng đồng thời với Betamimetics như Salbutamol
- Sử dụng thận trọng khi tác dụng “hiệp đồng” với Magnê Sulphat (MgSO4). Trường hợp này không chống chỉ định tuyệt đối, nhưng cần phải theo dõi thận trọng nhất là từ khi huyết áp bắt đầu giảm.Liều dùng:
- Liều khởi đầu: 20mg Nifedipin uống (không dùng dạng phóng thích chậm)
- Sau 30 phút, nếu cơn co tử cung còn tiếp tục, cho thêm liều uống 20mg
- Sau 30 phút nữa, nếu cơn co vẫn còn, cho thêm 1 liều uống 20mg
- Nếu huyết áp ổn định, có thể duy trì liều 20mg x 3 lần /ngày trong 48-72 giờ
Chú ý: Liều tối đa là 120mg/ ngày
Thận trọng:
- Cần phải theo dõi cân bằng điện giải, urê, creatinin và chức năng gan
- Cứ mỗi 30 phút kiểm tra mạch, huyết áp và chức năng hô hấp cho đến khi chấm dứt các cơn co tử cung. Trong trường hợp sản phụ tụt huyết áp, can thiệp bằng đường tiêm tĩnh mạch là lựa chọn đầu tiên
- Tiếp tục theo dõi tim thai cho đến khi các cơn co tử cung đã lắng
- Theo dõi chức năng tim phổi cứ mỗi 8 giờ trong vòng 24 giờ trị liệu đầu tiên
Nifedipin khởi phát tác dụng mạnh trong vòng 30- 60 phút sau khi uống. Nếu Nifedipin thất bại, chỉ được dùng các thuốc giảm co khác (lựa chọn thứ 2) sau liều Nifedipin cuối 2 giờ.
Tác dụng không mong muốn:
Nóng đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, tụt huyết áp- xảy ra bất thường ở những người có huyết áp bình thường, suy tim, tăng các men gan.
Những thuốc giảm co tử cung khác, trong trường hợp trị liệu bằng Nifedipin thất bại:
1. Salbutamol
- Salbutamol được coi là lựa chọn thứ 2, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định
- Không được dùng đồng thời với Nifedipin, do 2 thuốc này có tác dụng “hiệp đồng”
- Salbutamol bị chống chỉ định trong:Suy tim mẹ hoặc suy tim thaiTiểu đường phụ thuộc InsulinBệnh tuyến giáp
Cần giám sát cẩn thận khi dùng Salbutamol vì có thể gây tim đập nhanh, tụt huyết áp, run (đặc biệt là run tay), phù phổi, tăng đường huyết và hạ kali máu
Liều dùng:
- Nếu dùng Salbutamol cho mục đích giảm các cơn co tử cung, 5mg (ống 5 ml Ventolin tiêm truyền trong sản khoa) nên được pha loãng với dung môi đến 100 ml để đạt được dung dịch nồng độ 50mcg/ml
- Khi tiêm truyền tĩnh mạch Salbutamol, nên dùng bơm tiêm điện
- Để truyền tĩnh mạch, Salbutamol được khuyến cáo với tốc độ truyền ban đầu là 12ml/ giờ (10mcg/ phút) và sau đó mỗi 30 phút được tăng lên 4ml/ giờ (3,3mcg/phút) cho đến khi: