Suy Thai Trong Tử Cung - Phác Đồ Bộ Y Tế

0 0 0
                                    

Suy Thai Trong Tử Cung – Phác Đồ Bộ Y Tế

 Admin

1. KHÁI NIỆM

Tuần hoàn tử cung – rau – thai đảm nhiệm việc cung cấp oxy cho thai, nếu vì một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung – rau – thai làm giảm lưu lượng máu đến hồ huyết, hoặc từ gai rau đến thai, sẽ làm giảm lượng oxy đến thai và gây suy thai. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình thai nghén và đặc biệt là khi chuyển dạ. Mức độ thiếu oxy nhiều hay ít, trường diễn hay cấp tính, sẽ ảnh hưởng đến mức độ thai suy và dẫn đến tử vong.

2. CHẨN ĐOÁN2.1. Suy thai trong thời kỳ có thai

Triệu chứng:

– Chiều cao tử cung phát triển chậm (biểu hiện thai kém phát triển)

– Giảm cử động thai (từ 23 giờ trở đi cử động thai dưới 12 lần trong 2 giờ) hay thay đổi cử động thai

– Nhịp tim thai thay đổi (trên 160 lần/phút hay dưới 120 lần/phút)

Xét nghiệm:

– Ối: nước ối có màu xanh (cần soi ối nhiều lần)

– Monitor sản khoa, truyền ocytocin hay vê núm vú có xuất hiện Dip I, Dip II, tim thai không đáp ứng test không đả kích

– Siêu âm xác định chỉ số nước ối (có giá trị trong thai già tháng).

2.2. Suy thai trong chuyển dạ

– Nước ối có màu xanh (khi vỡ ối hoặc bấm ối)

– Nghe nhịp tim thai (bằng ống gỗ) thay đổi trên 160 lần/phút hay dưới 120 lần/phút

– Theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng máy monitor sản khoa thấy xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn (DipII) hoặc nhịp tim thai biến đổi hoặc nhịp tim thai dao động ít dưới 5 nhịp

– Siêu âm : xác định lượng nước ối giảm (chỉ số nước ối giảm)

– pH máu đầu thai nhi và máu rốn ngay sau đẻ

3. TIẾN TRIỂN

– Thiếu oxy ban đầu thai còn có đáp ứng bù trừ: điều chỉnh sự phân bổ máu cung cấp oxy đầy đủ cho não, tim, gan; giảm cung cấp oxy tới ruột, da.

– Thiếu oxy nhiều hoặc kéo dài, thai không còn khả năng đáp ứng bù trừ thiếu oxy ở não, tim, thiếu oxy ở tổ chức, chuyển hóa năng lượng giảm trong điều kiện yếm khí, pH sẽ giảm, thai nhiễm toan và chết trong tử cung, hoặc chết sau khi đẻ ra.

4. XỬ TRÍ4.1. Trong khi có thai

Khám thai và theo dõi, đặc biệt những thai nhi có nguy cơ để phát hiện suy thai

– Theo dõi nhịp tim thai (ống nghe) sau khi vê núm vú trong và sau cơn co để phát hiện nhịp tim thay đổi

– Soi ối nhiều lần phát hiện nước ối xanh

– Thử nghiệm ocytocin hay vê núm vú theo dõi bằng máy monitor sản khoa nếu có.

– Xác định độ trưởng thành của thai để đình chỉ thai trong trường hợp có chỉ định

Siêu âm: đường kính lưỡng đỉnh (trên 90mm, thai trên 38 tuần), đường kính trung bình bụng (trên 94mm, thai nặng trên 2500g), độ canci hóa bánh rau độ 3, chỉ số nước ối (nước ối giảm) trên thai ≥ 42 tuần.

– Chỉ số nước ối: ≤ 28mm thường phải mổ lấy thai, 28-40mm thì phải đình chỉ thai nghén (gây chuyển dạ đẻ, nếu thất bại thì mổ lấy thai), 40-60mm theo dõi sát, trên 60mm là bình thường

4.2. Khi chuyển dạ

– Phát hiện suy thai để lấy thai ra kịp thời . Theo dõi thể trạng, bệnh lý người mẹ, đo nhịp tim thai 10-15 phút/lần, theo dõi cơn co tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ, nếu tăng cường độ, nhịp độ phải dùng thuốc giảm co.

– Theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy monitor sản khoa để phát hiện DipII, Dip biến đổi, nhịp tim thai dao động it hơn 5 nhịp. Nếu có Dip II, Dip biến đổi, tim thai dao động ít đủ điều kiện thì chỉ định làm Forceps, không đủ điều kiện làm Forceps thì mổ lấy thai.

– Đo lượng nước ối ở các trường hợp thai nghén quá ngày sinh, lượng nước ối giảm, có phân su sánh đặc thì nên mổ lấy thai, không nên thử thách để đẻ đường dưới.

Xàm xí bé mỡ ngoan ngoanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ