C3: Vụng về gặp lại

86 3 0
                                    


  Phần 1 Bì Bì thực sự nổi nóng rồi, giậm mạnh chân một cái, không thèm đếm xỉa chuyện gì nữa, hét lên: "Hạ Lan tiên sinh! Tôi muốn nôn, anh phải tìm thứ gì đó để tôi nôn!"

Bì Bì chưa bao giờ vào thăm bảo tàng thành phố C, dù rằng cô lớn lên trong thành phố này, cái bảo tàng ấy còn nằm trên con đường cô đến trường. Cũng không biết là phong cách thiết kế theo trường phái gì mà toàn bộ bảo tàng nhìn như một cỗ quan tài, hình chữ nhật hẹp và dài, màu xám bạc nặng nề, u ám. Báo chí có nói rằng, viện bảo tàng đã trùng tu nhiều lần nên các thiết bị và cơ sở vật chất vô cùng cầu kỳ, nó trở thành cánh cửa giao lưu chính và là biểu tượng văn hóa của thành phố C.

Khi còn nhỏ, cha mẹ Bì Bì thà đưa cô đến công viên cũng không cho thăm quan viện bảo tàng. Còn dọa cô, nói: trong bảo tàng chẳng có gì ngoài mấy cỗ quan tài. Sau này họ mới nói thật rằng, không cho cô đến viện bảo tàng chỉ vì WC ở đó không tốt. Đều là bồn cầu bệt nên không quen dùng.

Họ nói không sai.

Viện bảo tàng thành phố C vẫn luôn tự hào, vì có hẳn bộ sưu tập các hiện vật được khai quật từ các ngôi mộ thời Chiến quốc và xác ướp thời Hán. Ngoài ra còn cất giữ rất nhiều đồ bằng đồng thau và ngọc.

Trời đã tối hắn, tuyết khẽ rơi, lặng lẽ, vương vãi. Bì Bì xuống xe, lấy khăn choàng quấn mạnh một vòng quanh cổ lấy tinh thần, nhìn đồng hồ đã tám giờ đúng. Phùng Tân Hoa đang ở phòng bảo vệ chờ cô.

Tiến vào cửa lớn, ngay trước mặt là hệ thống lò sưởi, nhìn nhiệt kế, chỉ có 26o. Bì Bì cảm thấy nóng dần, bèn nhanh chóng cởi khăn quàng cổ và áo khoác ngoài ra.

Không biết vì muốn kiếm tiền, hay để đẩy mạnh các hoạt động văn hóa địa phương, mà buổi tối ở viện bảo tàng mở rất nhiều lớp học dành cho thiếu nhi: lớp hội họa, nghệ thuật gốm sứ, thư pháp, ngâm thơ, cờ vây, vân vân và vân vân,... trình độ nào cũng có. Bọn nhỏ ra vào từ một hành lang khác, cười nói toe toét, đứa đến đứa đi, lại thêm các bậc cha mẹ đến đón con đang đứng chờ bên cạnh, khung cảnh hết sức náo nhiệt.

Đi qua khỏi hành lang này, chính là khu hành chính quản lý mọi thứ và khu kho. Hành lang dài âm u lập tức yên tĩnh trở lại, ánh đèn vàng nhàn nhạt chiếu lên trên nền nhà sáng loáng, tiếng bước chân thình thịch, mang theo những tiếng vang, vọng lại từ xung quanh. Vừa đi Phùng Tân Hoa vừa giới thiệu:

"Chúng ta đang đi đến khu nhà kho của bảo tàng. Trên cương vị một bảo vệ, hi vọng cô lấy nhân phẩm của mình ra bảo đảm sẽ không đụng chạm đến bất cứ đồ vật nào trong đó." Anh ta chỉ vào một pho tượng phật đặt ven đường, nói: "Mặc dù nó không được đặt ở sảnh triển lãm nhưng nó là từ thời Tống."

Đó là một cái đầu khiếm khuyết, không có mũi, lại đặt trên một cái giá bằng gỗ lim, trông rất tang thương.

"Nhớ năm đó, hồng vệ binh[1] quả thực đã làm chẳng ít chuyện xấu đâu." Phùng Tân Hoa nói.

[1] Hồng vệ binh: là các thanh thiếu niên Trung Quốc được giáo dục tôn sùng Chủ nghĩa Max-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông, bị Tứ Nhân Bang và Mao Trạch Đông sử dụng để thanh trừng bè phái, xúc phạm, đấu tố, tra tấn, phá hoại và cướp đoạt tài sản, nhà cửa, bức tử, giết hại những cán bộ, đảng viên, tướng lĩnh và người dân tỏ ra thiếu tin tưởng hoặc bất đồng chính kiến với Mao Trạch Đông và phe trung thành với ông ta trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Nạn nhân của các Hồng vệ binh bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh được Mao Trạch Đông dung dưỡng, sử dụng đã gây hỗn loạn cho xã hội Trung Quốc, đình đốn sản xuất, hàng trăm ngàn đảng viên bị thanh trừng, nhiều bậc lão thành cách mạng, danh nhân văn hóa bị tra tấn, sỉ nhục và chết tức tưởi. Trong chiến dịch Bốn dọn dẹp và tiêu diệt Bốn cái cũ, nhiều danh thắng và giá trị văn hóa truyền thống của Trung Hoa bị phá hủy.

Trên hành lang có mấy phòng làm việc chỉ khép hờ cửa, ánh đèn sáng ngời từ bên trong hắt ra. Phùng Tân Hoa nói không sai, ban đêm ở đây quả nhiên có nhân viên nghiên cứu.

Một lát sau, Phùng Tân Hoa bỗng nhiên đứng lại nói: "Tôi đã hỏi thăm giúp cô, gần đây viện bảo tàng tỉnh A có trao đổi một số hiện vật trưng bày với bảo tàng của chúng ra, là đồ ngọc thời nhà Minh. Hạ Lan tiên sinh một tuần nay đều ở trong kho chứa tiến hành nghiên cứu. Nhà kho ngay đây thôi, cô đã nghĩ sẽ nói với anh ấy như thế nào chưa?"

"Ừ thì... Tôi sẽ nói tôi là em họ của anh, rất có hứng thú với ngọc cổ, muốn hỏi anh ta mấy vấn đề về nó. Được chứ?"

"Được, ý này không tồi."

Tiếp theo, Bì Bì định dùng danh nghĩa hội học sinh khoa văn của đại học T, mời Hạ Lan Tĩnh Đình đến tổ chức một buổi tọa đàm về ngọc cổ. Do viện bảo tàng và ngành giáo dục văn hóa ở địa phương có quan hệ hợp tác mật thiết với nhau, bình thường sẽ không từ chối lời mời của trường học. Sau khi tọa đàm chấm dứt, cô sẽ thừa cơ nói với Hạ Lan Tĩnh Đình rằng, cô muốn làm một bài phỏng vấn đơn giản cho báo trường. Báo trường chỉ phát hành với số lượng rất nhỏ, tin chắc rằng Hạ Lan Tĩnh Đình sẽ không để ý. Còn cuộc phỏng vấn này có được các trang báo khác "vô ý" đăng lại không thì không nói chắc được.

Qua mấy lần kiểm tra an ninh rắc rối, Phùng Tân Hoa mới đưa cô đến được kho chứa.

Cách một hàng tủ lưu trữ rất lớn, anh ta chỉ vào một bóng người cách đó không xa, nhỏ giọng nói: "Anh ấy ở chỗ đó, đi đi."

Không hiểu sao lúc này Bì Bì có chút căng thẳng. Cô không bước đi ngay mà đứng trốn sau cánh tủ để quan sát.

Nhìn hình dáng đó thì Hạ Lan Tĩnh Đình là một người trẻ tuổi. Thời tiết lạnh như vậy mà anh ta chỉ mặc một chiếc áo sơ mi vải rất mỏng, để lộ làn da trắng ngần. Vóc dáng có chút gầy nhưng không hề nhỏ bé và yếu ớt. Bì Bì chưa gặp bất kì người đàn ông nào có vẻ ngoài tinh khiết như vậy, giống như một khối ngọc Dương Chi được mài giũa nhiều năm không nhiễm một hạt bụi.

Ngọc Dương Chi

(Là một loại ngọc rất quý)

Kho chứa gồm rất nhiều tủ chứa đồ tạo thành. Không gian rất rộng, chính giữa là một khoảng trống lớn, bày biện bàn ghế cổ. bốn phía có một ít bàn con kiểu dáng trang nhã nằm rải rác, và những chiếc ghế tràng kỉ văn hoa tinh tế hình rồng. Hạ Lan Tĩnh Đình ngồi trên chiếc ghế gần cửa sổ hơi hé, tay cầm bút máy, đang nhẹ nhàng phác họa hình dáng của chiếc ly ngọc chạm trổ hoa văn đặt trên bàn trà bằng gỗ tử đàn. Ngoại trừ chén ngọc, trên bàn còn có một cái kính lúp nhỏ, và một chiếc đèn pin tụ quang cỡ một điếu xì gà.

Đèn pin tụ quang

Bổng nhiên, Bì Bì ngửi thấy mùi dương xỉ sống trong rừng già giống như buổi sáng, cô giật mình. Lưng Hạ Lan Tĩnh Đình run nhẹ, anh ta nhanh tay lấy chiếc kính râm trong túi đeo lên mắt, sau đó xoay người, quay lại nhìn Bì Bì.

Không đợi anh lên tiếng, Bì Bì vội nói:

"Buổi tối tốt lành, Hạ Lan tiên sinh, hôm nay tuyết rơi lớn thật đấy, có phải không? E là trận tuyết lớn nhất trong trăm năm nay mất! Không ngờ là lại gặp ngài ở nơi này. À, quên giới thiệu, tôi là một sinh viên nhỏ bé vô danh, một người rất ngưỡng mộ ngài và cực kỳ mê ngọc cổ."

Nói quá nhanh, Bì Bì chỉ cảm thấy miệng lưỡi đều khô cứng, chờ đợi phản ứng từ Hạ Lan Tĩnh Đình.

Nhưng anh ta không có chút phản ứng nào.

Quan Bì Bì thầm nghĩ, nếu người này bỏ kính râm ra, nhất định sẽ rất đẹp trai, chứ không giống như bây giờ, khóe miệng cong lên một đường, giống như cười, nửa chế giễu, nửa đùa cợt, trông vừa âm u vừa kỳ dị.

Cô cảm thấy thật khó để liên hệ anh ta với mục "Mười tin tức văn hóa hay". Theo góc độ phỏng vấn mà nói, hệ số khó khăn đã leo lên theo hình kỷ hà rồi, chưa nói đến việc người đàn ông này có đáng giá để phỏng vấn hay không.

Nhưng mà ý định của Bì Bì không thể thất bại nhanh chóng như vậy được.

Đôi mắt cô đảo qua lại, cúi đầu nhìn chiếc ly ngọc: "A! Chiếc ly ngọc này thật tinh xảo! Là từ triều Hán sao? Hoa văn này là Vân Lôi[2] sao? Một chiếc ly tinh tế như thế này quả không thấy nhiều! Vừa mới nhìn trông như cứ như cốc bia của Ireland. Hạ Lan tiên sinh, tôi có thể hỏi mấy vấn đề không? Bây giờ cũng khá muộn, không làm phiền ngài chứ? Ngài có thể giải thích cụ thể cho tôi về ngọc Tân Sơn[3] và ngọc Lão Sơn[4] không? Còn nữa, làm thế nào để biết được đó là ngọc thật chứ không phải ngọc giả? Chà! – ngài có cái kính lúp thật tinh xảo, bội số bao nhiêu vậy? Có thể to nhỏ tùy ý sao?"

[2] Vân Lôi:

[3] Ngọc Tân Sơn:

[4] Ngọc Lão Sơn : ngọc Tân sơn là ngọc trong hang núi đá, ... còn ngọc Lão sơn thì tớ k tra được – Tra được đồ ngọc Lão Sơn, là một thương hiệu ngọc nổi tiếng ở Trung Quốc . Hoặc cũng có thể chỉ có loại ngọc Tân Sơn này thôi, nhưng Bì Bì làm bộ hiểu biết – có Tân Sơn thì phải có Lão Sơn – thế là cô chém =))) – có thể dịch là ngọc núi trẻ – nhưng chẳng hay gì cả.

Tuy lời mở đầu rất sôi nổi – khí thế, nhưng chính Bì Bì cũng bị dọa bởi diễn xuất vụng về của mình, đồng thời có chút nghi ngờ, liệu cô có thể làm một phóng viên tốt hay không?

Hạ Lan Tĩnh Đình cả buổi chưa nói tiếng nào, một lúc sau mới chầm chậm hỏi: "Cô là...?"

"Tôi là Quan Bì Bì, tốt nghiệp đại học T ở Hồ Nam." Cô nồng nhiệt bắt tay anh ta, "Rất vui được biết ngài, mong ngài giúp đỡ nhiều hơn!"

Tay của hai người vừa nắm lấy, Quan Bì Bì bổng thấy buồn nôn, ngay bên cạnh có một cái ống nhổ[5], cô nôn luôn vào cái ống nhổ đó. Vừa nôn, vừa xin lỗi: "Thật xin lỗi, tôi nghĩ tôi đã ăn phải đồ bị hỏng rồi."

[5] Ống nhổ: (ống phóng, ống súc) Bình nhỏ chứa đờm, nước bọt nhổ ra.

Hạ Lan Tĩnh Đình im lặng nhìn cô nôn xong, không nói lời nào, bỗng nhiên bước đến, túm cô ra khỏi kho, kéo đến phòng làm việc của mình.

Sau đó đưa cho cô một cốc nước.

"... Gần đây tôi có chút không thoải mái," Mặt Quan Bì Bì tái nhợt nhưng để hoàn thành nhiệm vụ, cô vẫn gượng ép nở nụ cười thật tươi với Hạ Lan Tĩnh Đình.

"Bây giờ tốt hơn chưa" Anh không cười trả, cũng không mảy may xúc động.

"Tốt hơn nhiều rồi."

"Tiền lương một năm của cô là bao nhiêu?"

"Hả? Tiền lương?"

"Chúng ta đang nói đến vấn đề bồi thường."

"Bồi thường?" Quan Bì Bì không hiểu "Bồi thường cái gì?"

"Cô vừa mới nôn phải không?"

"Đúng là vậy".

"Cô nôn ra đâu?"

"Một cái ống nhổ."

"Thứ nhất đó không phải là một cái ống nhổ. Thứ hai, dù nó là cái ống nhổ thì cũng là cái ống nhổ thời nhà Thương." Hạ Lan Tĩnh Đình cười lạnh, "Cô không biết dịch dạ dày sẽ ăn mòn đồng thau sao?"

"Hả..."Bì Bì run rẩy, nhưng cô vẫn còn buồn nôn, nên lại cúi đầu nhìn xung quanh, muốn tìm một cái ống nhổ khác để nôn vào. Quả nhiên có một cái đặt trên đất, bên cạnh bàn, sắp sửa nôn nhưng thấy cái ống nhổ đó có khắc hoa, đế ống lại sáng lấp lánh, hai bên còn khắc hai con rồng, hình như bằng vàng nguyên chất, đành phải nuốt mấy thứ muốn ói ra vào lại trong bụng: "... Xin hỏi, cái ống nhổ này thời gì?"

"Thời Đường"

"Còn cái này?" Cô chỉ vào một bình sứ hoa màu xanh.

"Thời Nguyên."

Sau đó cô thấy trên bàn có chiếc chén lớn, chắc dùng để đựng bút, trông rất mộc mạc, đoán chừng không đắt tiền, liền cầm lấy. Chưa tới một giây, cái chén đã bị Hạ Lan Tĩnh Đình giật lại: "Đừng động đến nó, nó là thời Đường đó."

Bì Bì thực sự nổi nóng rồi, giậm châm một cái, không thèm đếm xỉa chuyện gì nữa, hét lên: "Hạ Lan tiên sinh! Tôi muốn nôn, anh phải tìm thứ gì đó để tôi nôn!"

Hạ Lan Tĩnh Đình cười như không cười, nhìn cô nói: "Vì sao cô không nôn trực tiếp lên sàn nhà?"

Phần 2 Anh ta thản nhiên nhìn cô rồi dịu dàng nói: "Bì Bì, tối nay cô có muốn theo tôi tắm trăng không?"

Giọng nói đầy vẻ mê hoặc, đồng thời bàn tay anh ta không biết từ bao giờ đã khoát lên lưng cô.

Đẩy nhẹ, Bì Bì lập tức rơi xuống dưới.

Nôn lên sàn nhà bằng đá cẩm thạch bóng loáng là một chuyện rất đáng xấu hổ.

Bì Bì đành phải chạy ra ngoài, vào nhà vệ sinh mà nôn đến tối tăm mày mặt. Đến khi nôn xong, hai chân như nhũn ra, đứng lên cũng đứng không nổi nữa. Cô đành ngồi nghỉ tạm một lúc mới dựa vào tường đi ra ngoài, phát hiện ra Hạ Lan Tĩnh Đình đang chờ cô trước cửa.

Thấy cô lảo đảo ngã xuống, anh đưa tay đỡ lấy, nâng cô dậy: "Cô có thể đi tiếp không? Tôi đưa cô đi bệnh viện."

"Tôi.... tôi đang chảy máu sao?" Đầu cô vẫn đang cúi, rất đau, máu mũi đang rơi từng giọt xuống sàn.

Anh ta ôm ngang eo cô, dìu cô băng qua một hành lang dài, đi đến một cánh cửa có gắn chuông báo hiệu, định theo lối cầu thang thoát hiểm để xuống lầu.

Bì Bì ngửa đầu nhìn lên, thấy ngoài cửa cầu thang có treo một biển quảng cáo. Ánh đèn rất chói mắt phản chiếu lên trên tấm kính dày.

Trên đó có viết:

"Lao động tiên tiến của năm – Viện bảo tàng thành C."

Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Lạ: Vạn Kiếp Yêu EmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ