Chuyện người con gái Nam Xương

10K 208 5
                                    

Bước sang thế kỉ 16, xã hội phong kiến bắt đầu suy vong, cuộc sống ngày càng nhiễu nhương, số phận của những người phụ nữ ngày càng bị chà đạp và vùi dập. "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm nói về đề tài đó. Nhân vật chính là Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.

Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. "Chuyện người con gái Nam Xương" là chuyện thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục, được bắt nguồn từ truyện cổ tích "Vợ chàng Trương". Câu truyện xoay quanh nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ nết na dưới thời phong kiến nhưng chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị xỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng , phải kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người.

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Nàng mang vẻ đẹp của con người hoàn thiện và lí tưởng dưới chế độ phong kiến. Nàng có "tư dung tốt đẹp" ,"tính đã thùy mị, nết na" vì nàng "vốn con kẻ khó", song rất mực tuân theo "tam tòng tứ đức", giữ trọn lề lối gia phong và phẩm hạnh của chính mình. Không chỉ thế Nguyễn Dữ đã thật tài tình khi đặt nhân vật Vũ Nương vào tình huống khác nhau để thể hiện rõ được phẩm chất của người phụ nữ thương chồng, yêu con, hiếu thỏa với cha mẹ chồng đồng thời cũng hết mực thủy chung son sắc.

Nàng là một phụ nữ luôn biết cư xử đúng mực. Khi làm vợ Trương Sinh nàng đã làm một người vợ hiền, ngoan nết, luôn biết giữ gìn khuôn phép, không khi nào vợ chồng phải để đến thất hòa mặc dù Trương Sinh là người chồng ít học, tính tình hay ghen tuông, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Chính vì thế gia đình của nàng luôn đầm ấm, hạnh phúc.

Như bao người phụ nữ phong kiến khác Vũ Nương gặp bao bất hạnh trên đường đời. Chiến tranh tàn khốc đã khiến bao gia đình li tán, bao người đàn ông phải xa gia đình, Trương Sinh cũng phải ra trận đi đánh giặc Chiêm. Vũ Nương luôn lo lắng "sửa soạn do rét gửi người đi xa", chu đáo và ân cần tiễn đưa Trương Sinh ra trận. Bao người mong chồng đi lính trở về mang theo danh lợi, vinh hiển trở về nhưng nàng chỉ mong ước đơn giản rằng chồng mình được bình an, yên lành trở về quây quần, sum họp với nàng. Đồng thời nàng cũng hiểu và cảm thông được nỗi vất vả, khó khăn của chồng mình khi chàng Trương phải đi lính. Những lời tiễn đưa chàng Trương trận rất nhẹ nhàng, đầy tình cảm, đằm thắm, thấm đẫm tình vợ chồng thủy chung, ân nghĩa.

Không chỉ nết na, yêu thương chồng mà nàng còn là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ tốt. Sau khi chàng Trương ra trận ,Vũ Nương hạ sinh một đứa con trai, đặt tên cho thằng bé là Đản. Khi ấy, một mình nàng quán xuyến việc gia đình, chăm sóc mẹ già và nuôi dạy đứa con nhỏ. Thiếu vắng sự quan tâm của chồng nhưng nàng vẫn âm thầm, lặng lẽ dạy dỗ, bảo ban đứa con trai nên người. Trong chế độ phong kiến, mối quan hệ mẹ chòng nàng dâu thường không tốt đẹp thế nhưng nàng và mẹ chồng luôn hòa hợp, hết lòng vì nhà chồng. Mẹ chồng nàng vì quá nhớ con mà sinh ốm. Nàng đã tận tình chăm sóc, thuốc thang đầy đủ, khuyên bảo, và hiếu thảo với mẹ chồng như mẹ đẻ. Nàng cũng thường xuyên "lễ bái thần phật" mong cho mẹ chồng mình mau khỏi bệnh. Công lao, nhân cách và phẩm hạnh của nàng đã được mẹ chồng ghi nhận qua lời chúc phúc của mẹ chồng nàng "trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ".

Tập làm vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ