Từ trước đến nay, các hình ảnh xuất hiện trong thơ thường là những hình ảnh đẹp, thơ mộng như ánh trăng, dòng sông xanh... hay hình ảnh những chiếc xe, đoàn tàu mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Thế nhưng nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai" với hồn thơ nhạy cảm đã đưa vào thơ mình hình ảnh những chiếc xe không kính rất thực nhưng cũng đầy chất thơ. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã khắc họa rõ nét hình ảnh những chiếc xe không kính đồng thời ca ngợi vẻ đẹp cuảnhững anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ngày ấy.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước . Chính vì thế thơ Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" nằm trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970 được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.
Hai câu đầu bài thơ là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính đồng thời làm bật lên hình ảnh những chiếc xe không có kính:
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"
Với cấu trúc dưới hình thức hỏi đáp, câu thơ đã thể hiện rõ hình ảnh những chiếc xe ban đầu vốn rất tốt nhưng do sự khắc nghiệt của chiến tranh đã trở nên hư hỏng. Ba từ "không" đi liền với nhau cùng với hai nốt nhấn "bom giật", "bom rung" đã biểu lộ chất lính trong cách nói phóng túng, thản nhiên. Câu thơ mang đậm chất văn xuôi lại có giọng thản nhiên, dung dị và nhẹ nhõm như một lời nói thường, không hề nói đế chiến đấu nhưng đã gợi lên không khí của những năm tháng chiến tranh ác liệt. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã cho thấy mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu, luôn đứng trên lằn ranh mỏng manh giữa sự sống và cái chết nhưng lại là cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tinh thần lớn lao của họ.
Các câu thơ sau đã khắc họa rõ nét hình ảnh của những người lính lái xe, trước tiên là tư thế ngồi và cái nhìn của người chiến sĩ:
"Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
Bằng nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng từ láy "ung dung" kết hợp với điệp từ "nhìn" mang âm điệu đầy ngắn gọn và dứt khoát, câu thơ đã làm bật lên tư thế hiên ngang, ngạo nghễ, dáng vẻ tự tin, bình tĩnh của những người lính lái xe. Khẩu khí mạnh mẽ với đại từ "ta" vang lên đầy tự hào, kiêu hãnh làm cho những người lính trở nên thật oai phong, lẫm liệt. Câu thơ gợi tả tư thế ngồi thong thả, khoan thai, điềm tĩnh và cách nhìn đầy khoáng đạt của các anh chiến sĩ. Đó là cái nhìn bao quát, nhìn thấp, nhìn cao, nhìn thẳng, không lơ là nhiệm vụ, luôn đề cao cảnh giác và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đối phó với mọi khó khăn, gian khổ.
Bốn câu thơ tiếp theo như một đoạn phim rất nhanh với rất nhiều hình ảnh:
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
BẠN ĐANG ĐỌC
Tập làm văn
SachbücherCái này bé học trò mình làm, bé nói thi xong mấy năm rồi nên để lại cho đàn em :>