Sang thu

3.4K 52 1
                                    

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trên đất nước ta, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng và sự quyến rũ kì diệu riêng. Trong đó mùa xuân và mùa thu hấp dẫn các thi nhân hơn cả. Nếu mùa xuân đem đến cho con người sự hăm hở, náo nức thì mùa thu mang đến sự mát mẻ và nguồn thi hứng sáng tác. Nhiều thi sĩ đã thành công khi viết về đề tài này như: Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu...Nhưng ấn tượng nhất là bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Bài thơ được viết vào gần cuối năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố". Tác phẩm thể hiện sự chuyển biến nhẹ nhàng như rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ tâm trạng và những suy niệm của mình về cuộc đời của con người.

Trong các bài thơ cổ điển của cá thi sĩ đặc trưng của mùa thu là lá vàng rơi, là bầu trời xanh thẳm nhưng đối với Hữu Thỉnh, ông có những cảm nhận rất riêng và độc đáo về tín hiệu đặc trưng của một vùng nông thôn miền Bắc:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

Mở đầu bài thơ từ "bỗng" thể hiện sự bất ngờ, đột ngột một sự cảm nhận bất ngờ từ khứu giác, "hương ổi" làm đánh thức tâm hồn. Hương vị đặc trưng của quê nhà mộc mạc, dân dã chợt làm tác già xao lòng, gợi nhớ gợi thương trong tác giả. Mùi hương ấm nồng, đậm đặc ấy được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, "phả vào trong gió se". Mùa thu đất Bắc đã chớm lạnh, gió "se" lại, lạnh và khô, "phả" vào lòng người được tác giả cảm nhận qua xúc giác. Cảm nhận tiếp theo của tác giả là thị giác qua hình ảnh sương được nhân hóa, chứa đầy tâm trạng:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Nhịp điệu của thời, niềm lưu luyến tiếc nuối bâng khuâng của mùa hạ như đọng lại trong hai chữ "chùng chình". Sương qua ngõ chùng chình như cố ý chậm hơn để kéo dài thới gian. Cái "ngõ" mà sương theo gió đang ngập ngừng đi vừa là cái ngõ xóm thực, vừa là ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ đã phát hiện được vẻ đẹp rất riêng, rất duyên của mùa thu để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về". Hai chữ "hình như" vừa như một lời thầm hỏi vừa mang ý nghĩa khẳng định. Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng man mác, không thật rõ ràng chưa dám tin, chưa dám đối diện với mùa thu. Âm điệu của đoạn thơ nhẹ nhàng, thể hiện tâm trạng của thời điểm giao mùa của tác giả.

Không gian mùa thu ở khổ một dừng lại ở "ngõ" hẹp thì sang khổ 2 bức tranh mùa thu được mở ra ở chiều cao, độ rộng của bầu trởi và dòng sông. Bức tranh thu từ không gian vô hình đã nhường chỗ cho những gì cụ thể với những sắc thái thay đổi của sự vật:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vả

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Dòng sông sau những ngày mệt mỏi vì phải chảy cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp trong những ngày mưa lũ mùa hạ đã thong thả, ung dung trôi thật chậm gợi vẻ êm đềm, dịu dàng. Khác với sông, những đàn chim vội vã bay về phương Nam và làm tổ để tránh những ngày đông rét mướt. Từ láy "vội vã" rất đẹp với từ "bắt đầu", tất cả chỉ mới bắt đầu chứ chưa gấp rút. Cho nên không khí vẫn thư thái, lắng đọng và chậm rãi. Đó cũng là những dấu hiệu rất thực về mùa thu. Hình ảnh "đám mây mùa hạ" là một phát hiện khá thú vị của tác giả. Nếu như "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đã viết:

Tập làm vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ