Viếng lăng Bác

3.6K 62 2
                                    

Bác Hồ- Người cha già của dân tộc- đã cống hiến trọn cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Năm 1969, Bác đã ra đi để lại bao nỗi xót xa, mong nhớ trong lòng con dân đất Việt. Để tưởng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lăng Bác đã được xây dựng ở thủ đô Hà Nội. Tháng 4 năm 1976, nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã hành hương về miền Bắc thăm lăng Bác. Bài thơ đã "Viếng lăng Bác" được ra đời, thể hiện cảm xúc thiêng liêng, thành kính và xót xa của Viễn Phương khi vào thăm lămg Bác.

Chỉ với 4 khổ thơ, bài thơ đã ghi lại thật xúc động nỗi niềm của tác giả đối với vị cha già kính yêu theo mạch cảm xúc và trình tự cuộc viếng lăng Bác: ngoài lăng, đứng trước lăng, khi ở trong lăng và khi rời lăng. Bàng bạc suốt bài thơ là tâm tạng thành kính, tiếc thương của người miền Nam lần đầu tiên đặt chân đến viếng lăng Bác.

Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:

"Con ở miền Nam về thăm lăng Bác"

Câu thơ gợi mở gọn như một lời thông báo nhưng đã thể hiện được niềm xúc động của tác giả. Câu thơ bao hàm niềm tự hào của tác giả khi đứa con miền Nam có cơ hội đến "thăm" người cha già của dân tộc, tự hào vì miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam, hoàn thành ý nguyện của Bác. Nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật đau xót, Bác đã không còn. Vì vậy, từ "viếng" đã được nhà thơ thay bằng từ "thăm" để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn sống mãi. Thái độ thành kính, tình cảm thân thương của tác giả đối với Bác đã thể hiện rõ nét qua cách xưng hô thân mật, gần gũi "Con-Bác" như một đứa con xa về thăm cha. Câu thơ ấy gợi lên hoàn cảnh từ "miền Nam" hành hương ra thăm lăng Bác của tác giả. Hai tiếng "miền Nam" gợi sự xa xôi, cách trở, gợi lên tình cảm, niềm khao khát, mong ngóng được gặp Bác của nhân dân miền Nam. Bằng những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, ngôn ngữ bình dị mà hàm súc, tinh tế, đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc vô cùng sâu sắc.

Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên mà tác giả thấy là hàng tre, một hàng tre quen thuộc của quê hương Việt Nam đã thành một biểu tượng của dân tộc ta. Hàng tre ẩn hiện trong sương, gợi lên không khí thiêng liêng, huyền ảo:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"

Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác như những con người Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác. "Hàng tre xanh xanh" thân thuộc còn được nhân hóa vẫn "đứng thẳng hàng" dù phải trải qua bao nhiêu "bão táp mưa sa" mang tính tượng trưng giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Những "hàng tre" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất suốt bốn nghìn năm lịch sử. Tre gắn bó đời đời với dân tộc ta, từ khi cậu bé làng Gióng đánh đuổi giặc Ân cho đến khi nhân dân ta đánh đuổi Pháp và Mỹ, tre là bạn đồng hành với nhân dân ta, gắn bó với chúng ta trong lao động. Từ cảm thán "Ôi!" là từ ngữ biểu thị niềm tự hào, ngôn ngữ thơ đậm màu sắc Nam Bộ, âm điệu thơ trữ tình.

Tập làm vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ