Kiều ở lầu Ngưng Bích

2.2K 37 0
                                    

Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại - tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn và giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật. Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích miêu tả thành công cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiêu thảo của Kiều.

Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm trong phần "Gia biến và lưu lạc". Đoạn thơ dài 22 câu, không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện bút pháp đặc sắc về tự sự, về tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ độc thoại nội tâm để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của Kiều.

Cảnh ngộ của Kiều ở lầu Ngưng Bích vô cùng cô đơn, buồn tũi:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Bằng nét bút tả cảnh ngụ tình điêu luyện, Nguyễn Du đã miêu tả thành công nội tâm của Kiều. Từ ngữ "khóa xuân" đã cho thấy tình cảnh Kiều lâm vào cảnh cá chậu chim lồng, bị giam lỏng nơi lầu cao, khóa kín tuổi xuân của nàng. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. "Lầu Ngưng Bích" vốn là một nơi phong cảnh tuyệt đẹp, khung cảnh hữ tình, thơ mộng được mở ra cả ba chiều cao, xa và rộng qua các từ ngữ "non xa", "trăng gần", "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia". Thế nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!", trong tình cảnh giam cầm Kiều khung cảnh thật buồn thảm, vắng lặng, nhìn trăng nàng chỉ thấy vầng trăng đơn côi, nhìn mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm hoang vu, vắng lặng. Lầu Ngưng Bích chỉ là là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Trong cái không gian quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm tuổi xuân mơn mởn của tuyệt sắc giai nhân, sự sống của Kiều như bị những bàn tay tàn bạo bóp nghẹt. Từ đó khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, buồn tủi, không ai chia sẻ nàng chỉ biết là bạn với mây, với đèn, với cảnh vật hoang vu, nhạt nhòa.

Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ "tưởng", "trông", "chờ" trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, "rày trông mai chờ" uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi "bên trời góc bể" , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.

Tập làm vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ