Đồng chí

3.8K 53 1
                                    

Lịch sử nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy vẻ vang nhưng cũng không kém phần gian khổ, khó khăn. Những khắc nghiệt và đau thương trong cuộc kháng chiến ấy đã góp phần hình thành và xây đắp những tình cảm yêu thương, gắn bó của những người lính với nhau. Chính vì thế khi bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu ra đời vào năm 1948 sau khi tác giả tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông năm 1947) đã được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt nhất là những người lính vì nó đã nói lên tiếng lòng, nói lên tâm hồn họ.

Bài thơ Đồng chí là một bài thơ đặc sắc ra đời năm 1948 viết về anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kháng chiến chống Pháp. Với giọng điệu chân thành, giản dị bài thơ "Đồng chí" đã ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, gắn bó keo sơn của các anh, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong nhữg năm đầu gian khổ thời kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được coi là một trong những bài thơ thành công nhất viết về đề tài người lính.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu cảnh ngộ xuất thân của những người lính:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghè đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi ngươi xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,"

Những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất tác giả đã gợi lên hình ảnh nông thôn nghèo khó, lam lũ đầy cực nhọc. Từ quê hương mình, những người lính đã ra đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Thành ngữ "nước mặn đồng chua" và hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" đã cho ta thấy họ từ những vùng quê nghèo khó ở khắp mọi miền đất nước để cùng nhau chiến đấu, bảo vệ quê hương. Người từ vùng "nước mặn đồng chua", quanh năm ngập úng, không thể cày cấy được. Người thì ơ vùng "đất cày lên sỏi đá", bạc màu cằn cỗi, chỉ có sỏi đá, chẳng thể canh tác. Chính vì thế họ đã đến với nhau trong sự đồng cảm về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung cái nghèo, cái khó. Những cụm từ "quê hương anh" và "làng tôi" đứng sóng đôi với nhau ở hai đầu câu thơ như hai người lính ở hai vùng quê khác nhau nhưng có cùng lí tưởng chiến đấu đã từ những "phương trời xa lạ" đến bên nhau và trở thành những người bạn thân thiết. Cách xưng hô "anh với tôi" đã cho thấy tìnhcảm của những người nông dân nghèo mặc áo lính và hình ảnh đôi bạn tâm giao đang đứng kề sát nhau trong cuộc chiến đấu trường kì.

Ngay từ những ngày đầu ở chiến trường, họ đã gắn bó với nhau:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ,

Đồng chí!"

Bằng cấu trúc sóng đôi cùng nhịp 3/4 hài hòa và điệp từ "súng bên súng", "đầu sát bên đầu" câu thơ đã khắc họa hình ảnh những người bạn nghèo khổ cùng mục đích và lí tưởng chiến đấu. Họ đã từng đêm từng đêm cùng nhau kề vai sát cánh canh gác, bảo vệ quê hương. Hình ảnh "đêm rét chung chăn" thật đẹp và thắm tình đồng đội, gợi lên cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Họ không chỉ chia sẻ cho nhau từng bát cơm mà còn chia sẻ cho nhau mảnh chăn đắp giữ rừng khuya. Chính nhờ sự san sẻ ấy mà họ từ "xa lạ" đã trở thành "tri kỉ", trở thành những người bạn chí cốt, thấu hiểu lẫn nhau. Từ "đôi" nói lên sự gắn bó, không thể tách rời, gợi lên sự thiêng liêng, ấm áp của tình đồng chí thời chinh chiến. Câu thơ đang bảy chữ, tám chữ đột ngột rút gọn còn hai chữ "Đồng chí!" thật lạ, thật ngắn gọn. Hai tiếng ấy cùng với dấu chấm than gợi lên tiếng xưng hô thiêng liêng, trang nghiêm, tiếng lòng của những "anh", những "tôi", những người nông dân mặc áo lính. Sự chuyển đỏi giọng điệu câu thơ như kết lại mạch thơ đang dàn trải, như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Nó như một nốt nhạc ngân nga, kết thúc bản giao hưởng của tình người cùng giai cấp, cùng chí hướng. Với giọng điệu thơ sâu lắng, trữ tình và lời thơ, hình ảnh giản dị, như không hề có sự trau chuốt về ngôn ngữ nhưng không hề có một từ ngữ sáo rỗng, đoạn thơ đầu đã diễn tả cơ sở hình thành tình đồng chí và sự gắn bó, sẻ chia của những người lính.

Tập làm vănNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ