161 23 0
                                    



Cái lạnh của sương mù lúc sớm cuối cùng cũng chớm bay mất, sân ga giờ vội vã kéo vài sợi nắng ấm mọc nhẹ lúc bình minh. Những cái đầu đen đang dập dìu gấp rút mò về với ruộng đồng. Họ lao nhao lố nhố, đua nhau tản ra, như thể đã bỏ quên nồi cơm trên bếp lửa, sợ đến khi về thì đã cháy thành khét.

Trong đám bà con lạ đó, người ta đến không phải chỉ để chờ những phút giây tiễn biệt, mà còn có một nỗi niềm khi gặp được người thân, hoặc có chăng đưa nhau đi rồi nhau cũng trở về như thường lệ, khi mỗi dịp lễ tết đến. Có lẽ chỉ riêng anh Kỳ là đơn độc, thương tâm, nghẹn ngào trong cổ họng, cố lắm mà không nói được thứ gì.

Ảnh không biết ngày nào thằng Mân về, hay vĩnh viễn nó cũng không trở lại, vĩnh viễn quên mất người cha xứ quê thơm mùi lá vú sữa ở đầu ngõ.

.

Vừa đó mà đã hẳn hoi đi qua mùa đông se lạnh, cái mùa lá rụng cây phơi nhành. Những tớp mây trắng xóa chở nắng trên vai, chải dài quanh vùng quê mộc mạc còn nguyên vẹn vẻ đẹp đơn sơ. Khí trời trong vắt, con nắng nhạt màu lùa qua từng khe cửa nhỏ, không còn vẻ ảm đạm buồn tẻ như cái đông của ngày nào, mùa đông của sự cô đơn loi lẻ.

Mà ai đang hay, cho dù cả áng mây nơi bầu trời kia có đẹp đến ngất ngư cái lòng, anh Kỳ vẫn mãi chẳng thể nuốt nổi bát cháo trắng lỏng lẻo trên bàn. Ảnh nay sớm lỏng khỏng trơ xương, vì nhớ thằng Mân, nhớ đứa con đã ba tháng rồi không thấy tâm hơi, thư thiết gì gửi về.

Phía sau nhà có tiếng ếch uệt oạc kêu vang. Mặt trời đang cố chen chúc lặn ngụp trước những cây cổ thụ to lớn. Đêm lại đến, ngó phía trời, ánh trăng đã ló đến sáng quắc, đâm ra anh Kỳ muốn nhóm chút lửa ngoài sân, dưới cây mít già bao năm rồi chưa lụi. Ảnh ngồi bên bếp lửa nhỏ giữa trời, nói dăm ba câu với anh Tích, rằng ảnh thèm cái hương ngô rang, hay mùi của khoai nướng lúc đêm muộn.

Thằng Hanh mới bảo ảnh: "Vậy bác ăn cho nhiều vào."

Nó nhỏ, hồn nhiên, nào có biết ý tứ của anh Kỳ. Ảnh thèm mà không ăn nhiều là mấy, bởi thứ thèm kia là thứ mùi hương khi thằng Mân đang ngốn ngấu lấy từng miếng khoai một, thèm nom đứa con thơ hồn nhiên nhai rồi nuốt đấy thôi.

Anh Tích biết, ảnh đuổi thằng Hanh trở vào nhà. Rồi ảnh thở dài: "Nó không gửi miếng thư nào về cho anh hả?"

Anh Kỳ nhẹ xua tay. "Nó bận lắm chú ạ!"

Biết là thằng Mân không gửi thư về nhưng ảnh trốn, chỉ cố ôm đồm cho cái lòng đang nơm nớp chờ mong. Thằng nhỏ không gửi thư báo tình hình trên đó thế nào thì sao ảnh biết nó tốt hay không? Mà đằng này đã lâu lắm rồi nó lặng hơi im lìm.

Bếp lửa đỏ rực một hồi, thổi ánh lên vài tia sáng yếu ớt phất vào khuôn mặt anh Kỳ. Hai mắt ảnh là một nỗi buồn thăm thẳm, mang theo vẻ mặt cứ thom thóp như bao ngày. Ảnh cảm thấy lúc chờ tin con mệt đến lử người, hơn cả hồi nọ kháng chiến cài khẩu súng lục lủng củng trên thắt lưng. Lòng ảnh nóng như lửa, người thì gồng như vác cả thế giới trên lưng.

"Hay là anh lên đó tìm nó đi."

Anh Kỳ bàng hoàng, ảnh nghĩ thôi cũng không dám nghĩ tới việc lên Sài Gòn tìm con. Ảnh ngồi ngẩn người ra một lúc, sau đó nhoẻn miệng cười, một nụ cười chát chua. "Tôi cứ ở đây chờ thôi chú Tích."

Anh Tích ngồi trầm ngâm, ảnh nghĩ mình nếu mà đặt bản thân vào trường hợp của anh Kỳ, chẳng khác nào đang tự hỏi và tự cảm thấy khó trả lời quá! Thế rồi ảnh lại thôi, quay sang nhìn anh Kỳ: "Chắc nó mới lên đó còn nhiều thứ phải thích nghi với tự lo, anh cứ chờ mấy tháng nữa xem. Mà biết đâu tháng sau có thư gửi về!"

Anh Kỳ trầm mặc, để ánh mắt mình gần với đất trời nhất, rồi ảnh gật đầu ừ một tiếng.

Khi nó còn ở đây, gạo thì là gạo hẩm, cơm ăn cũng từ thứ gạo đấy cho độn với củ mỳ, củ khoai phơi khô, thế đã quý hóa lắm rồi. Thằng Mân lên đó không biết sao, chắc ba nó chăm nó đủ đầy lắm. Bởi vậy nên anh Kỳ hổ thẹn, mình lo con không tới đâu mà giành giữ nó cạnh mấy năm trời không trả. Hồi đó mà lo đi tìm anh Tuyên sớm, có khi giờ thằng Mân đã không ăn uống thiếu thốn, người sẽ chẳng gầy đét đâu! Còn ảnh thì cũng bớt cái cảnh nghèo nàn.

Anh Kỳ mãi tẩm ngẩm, cứ nhìn đăm đăm cảnh bếp lửa cháy liêu xiêu. Đời người ta dẫu khốn khó thì cũng có những thứ thú vị riêng ở trỏng. Mà ảnh thì không, thú vị quái gì mà thú vị! Giống cái bếp lửa trong cơn gió bị thổi bay vài hạt tro trắng sắp tàn thì hơn. Sống mấy tháng thiếu thằng Mân nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc đã phong bế ảnh từ sớm rồi. Còn gì buồn khôn xiết hơn thế này đâu?

Anh Tích nom ảnh đang suy nghĩ bâng quơ trong đầu, liền thở dài chứ không nói gì hơn. Cái số anh Kỳ nó khổ! Con cái thì không có, lại chẳng ai cạnh bên bầu bạn đỡ nhàm, người thì yếu còn mất đi cái cẳng. Trước giờ ảnh chưa bao lần nhìn thấy ai có cảnh đời tồi tệ như anh Kỳ.

.

Rồi bao cái tết cứ thế ập đến, chẳng nói chẳng rằng anh Kỳ cũng dần già đi. Lúc ảnh gần năm mươi tuổi đời, thằng Mân có về thăm ảnh một lần. Trở về sau bao tháng ngày nó biệt tích không một chút tăm hơi. Mân thật không gửi cho anh Kỳ mảy may một tâm thư nào kể từ ngày nó đi.

Vừa bước vào cổng nhà Mân có hơi ngỡ ngàng. Bao năm vẫn vậy, chỉ là giờ cái mái tranh thô sơ thời thuở ấu đã tồi tàn hơn trước rất nhiều. Mân ngửng nhìn trời qua những cành lá non nớt trên cây mít già, lâng lâng nhẹ nhàng tưởng mình vẫn còn trong cái thời ngây thơ còn bé dại. Cảm giác như thể mình đã tìm về được một khoảng thời gian yên bình nơi đáy mắt vậy. Thật thân mật, êm dịu, xiết bao kỉ niệm.

Nom thấy bóng ai đang ngồi xoay cái lưng về phía mình, còm người gọt lấy từng thớ môn một trên đôi bàn tay đầy vết chai sạn và nứt nẻ. Người đó nước da sần sùi nám đen, quần thì vắt vắn lên đến nửa cái cẳng. Mân lật đật hít một hơi thật sâu, tùy tiện buông xõng:

"Chú Kỳ?"

Anh Kỳ ngồi nín khe. Bao năm rồi? Nghe là biết giọng thằng Mân bị vỡ, nhưng ảnh không dám xoay đầu lại, bởi sợ lầm người.

Cái giọng đó nghe quen, nhưng mà tiếng gọi thì sao xa lạ quá!

Anh KỳNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ