Chủ đề: Trên vũ trụ có những hiện tượng hoặc cảnh vật kì lạ nào?
[623 likes]
Không cần phải đi quá xa, trong thái dương hệ đã có không ít kì quan đặc sắc rồi.
1. Quầng sáng của sao Thổ.
Nếu bạn rảo bước trên tầng đối lưu (troposphere) của sao Thổ, thì khi ngẩng đầu lên bạn có thể nhìn thấy kết cấu của quầng sáng đồ sộ nhất trong thái dương hệ. Gần như không cảnh tượng nào có thể khiến bạn rung động hơn cảnh này: Cách khoảng 75 ngàn cây số trên đỉnh đầu bạn, có mấy vòng sáng màu trắng treo cao cao. Ánh sáng toả ra từ quần sáng có thể soi sáng hết mọi thứ chung quanh bạn. Có ít nhất 5 vệ tinh hình trăng non treo trên không trung. Một đám sương hình thành từ kết tinh NH3 sẽ tạo thành mặt trời ảo vào lúc chiều tà khi thái dương núp bóng. Thi thoảng lại có những ngọn gió cuốn theo mây NH3 thổi với tốc độ 1500km/h, đó là ngọn gió có tốc độ nhanh nhất trong thái dương hệ.
Bên dưới bạn khoản 30 ngàn km, là một đại dương hình thành từ hiro kim loại (liquid metallic hydrogen) ở trạng thái lỏng, bao phủ khắp toàn bộ bề mặt tinh cầu, bất kì thứ gì cũng không chịu được sức nén ở khu vực này. Trên hành tinh này không hề có bất kì khoản đất nào cho bạn đặt chân cả.
2. Đốm đỏ lớn trên sao Mộc
Đốm đỏ lớn (Great red spot) trên sao Mộc là một cơn bão với xoáy nghịch (anticyclone) cực kì lớn, kích cỡ khổng lồ của nó khiến bạn khó mà nhìn thấy toàn cảnh được. Từ góc độ trên hình chụp, bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ của Đốm đỏ lớn. Nó cao hơn khoản 8000m so với tầng mây, uy lực đủ để phá huỷ cả một thành phố. Gió xoáy chung quanh cơn bão xoáy nghịch này có tốc độ vượt qua 400km/h. Đốm đỏ lớn này mỗi bảy ngày sẽ xoay ngược kim đồng hồ một vòng. Xoáy nghịch khổng lồ này tạo ra sức phá hoại đáng sợ, quét ngang bốn phía, kèm theo âm thanh to nhức óc. Ước tính vùng không gian bên trong Đốm đỏ lớn này có thể chứa ít nhất hai hành tinh to cỡ trái đất. Trận gió lốc này đã tồn tại ít nhất 400 năm trên nam bán cầu ở sao Mộc, và chưa có bất kì dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ suy yếu hay biến mất.
3. Hệ thống hẻm núi Valles Marineris trên sao Hoả
Từng có người nhìn thấy khe sâu ở Arizona, Mỹ kích động tới quỳ xuống đất, nước mắt rơi như mưa. Như vậy khi phi hành gia đầu tiên nhìn thấy hẻm núi này sẽ có biển hiện thế nào? Hẻm núi hình thành từ vết gãy địa chất sâu khoản 6.5 km, ở khu vực rộng nhất, bạn phải trừng to mắt mới nhìn thấy được bờ bên kia. Nếu chuyển nó xuống địa cầu, hẻm núi này có thể kéo dài cả nước Mỹ, từ New York đến California. Trên sao Hoả, khoảng cách này tương được với ¼ chu vi của nó—chính vì thế, mặt trời sẽ mọc sớm hơn khoản 6h ở bờ bên kia của hẻm núi. Từng có nước chảy dọc theo lòng hẻm núi này. Tấm hình này được chụp khi phi hành gia đứng ở phía bắc hẻm núi nhìn cảnh mặt trời lặn --- cả hẻm núi đều bị một lớp sương lạnh băng bao phủ, cực kì đẹp.
4. Suối phun trên Enceladus
Chỉ cần nhìn hình bạn cũng đã đoán được phần nào sức công phá của nó rồi đó. Khi suối phun trạng băng bất ngờ phun lên khỏi bề mặt vệ tinh Enveladus, nó sẽ lấy tốc độ 1600km/h để phun ra một lượng lớn bông tuyết vào vũ trụ. Những đợt phun trào kịch liệt nhưng im lặng này sẽ được ánh mặt trời chiết xạ lấp lánh. Trọng lực ở nơi đây chỉ bằng 1/16 trọng lực trên mặt trăng, Enceladus nằm ở vị trí số 6 trong số những vệ tinh của sao Thổ, đây không phải là một hành tinh thích hợp để đi dạo. Bởi vì bạn sẽ phải liên tục tránh né những suối phun đáng sợ này.
YOU ARE READING
TOP comment Weibo [Part3]
Comédie"Look up, laugh loud, talk big, keep the colour in your cheek and the fire in your eye, adorn your person, maintain your health, your beauty and your animal spirits." === Source: weibo/baidu/tianya/360doc/douban/facebook Trans: Yingie (@YunJaeDBSK)...