Ở những xử bị chiếm đóng mà dân gian đã quen sống trong nền tự do với luật lệ riêng của họ, kẻ xâm lăng có ba kế hoạch để giữ vững ngôi trị vì: - Một là tàn phá hết - Hai là đích thân đến đóng ở tại chỗ - Ba là cứ để cho dân sống theo tập tục của họ, ta chỉ thụ hưởng lợi lộc cống hiến rồi lập nên một tiểu chính phủ địa phương với nhiệm vụ duy trì tình hữu nghị của nhân dân bản xứ với ta. Bọn người ít ỏi được Chúa nâng lên địa vị này chỉ là một thiểu số, tự biết là họ giữ vững được địa vị lâu dài nhờ uy quyền và lòng tín nhiệm của Chúa, nên họ tận tâm hết sức bảo vệ quyền thống trị của Chúa. Chắc chắn là, nếu ta thật không có tâm muốn làm phá sản một đô thị đã quen sống trong tự do, việc thu dùng những công dân địa phương vào những trách vụ cai trị là phương sách tốt nhất.
Ta có hai tỉ dụ là người Lacédémoniens và người Romains (La Mã). Người Lacédémoniens chiếm cứ hai thành Athènes và Thèbes rồi chỉ để lại một số công chức cai trị nhưng sau này cũng mất cả hai xứ đó. Trái lại người Romains (La Mã), sau khi chiếm cứ những xứ Capoue, Carthage và Numance, đều tàn nhẫn thì lại giữ được lâu dài.
Đến khi chiếm cứ được nước Hy Lạp, người La Mã cũng muốn xử trí như người Lacédémoniens, nghĩa là để cho dân bản xứ sống theo tập tục, luật lệ của họ. Nhưng kết quả không tốt đẹp, đến nỗi về sau lại phải tàn phá mấy đô thị rồi tình thế chung mới được ổn định và giữ được toàn lãnh thổ này lâu đời. Sự thực hiển nhiên, khi ta muốn chiếm giữ vững chắc một lãnh thổ không có cách gì hay hơn là hãy tàn phá nó đi đã. Vị Chúa nào khi mới chiếm đoạt được chính quyền trên một lãnh thổ đã quen sống trong tự do, mà không tàn phá nó đi thì có ngày nó sẽ quay lại tiêu diệt Chúa đó. Bởi vì lúc nào nó cũng ấp ủ những âm mưu khởi loạn dưới danh nghĩa bảo vệ tự do và cổ tục của nhân dân. Dù thời gian trị vì có lâu chăng nữa nhân dân lãnh thổ bị trị cũng không bao giờ quên hai danh từ ấy đâu. Dù làm cách nào chăng nữa nếu không phải là đuổi đi nơi khác hay phân tán đi xa, họ cũng không quên và khi có dịp là họ lại nêu cao danh nghĩa của hai điểm này. Cũng như trường hợp của Pise sau một trăm năm bị dân Florentins đô hộ.
Nhưng trong một Đô thị hay một Quốc gia đã lâu đời sống dưới quyền thống trị của một Quốc vương, khi dòng dõi nhà Vua bị diệt vong; vì sự phục tùng đã trở nên một thói quen, nhân dân không sao thỏa hiệp cùng nhau để chọn lấy một vị tân Vương giữa họ với nhau được. Vì không quen sống trong tự do nên họ rất chậm chạp, lừng khừng khi cần tranh đấu bằng vũ lực. Ở tình trạng này, một tân Chúa xâm lăng rất dễ đánh bại họ và giam chặt họ trong vòng thống trị. Trái lại ở những xứ Cộng hòa, sinh lực nhân dân mạnh hơn, sự oán ghét lòng thích báo thù rửa hận mạnh mẽ hơn; họ không quên nổi nếp tự do cũ để thản nhiên sống cuộc đời bị trị được. Thế cho nên muốn thống trị họ, chỉ có cách chắc chắn hơn hết là tiêu diệt họ hoặc phải đích thân tới trú đóng ngay trong đất họ.
YOU ARE READING
Quân Vương - Thuật trị nước
Kurgu OlmayanQuân vương- Thuật chính trị , có thể ví như cẩm nang dành cho kẻ thừa tự còn non trẻ của một Italia suy tàn, trước khi kẻ ấy bước lên ngai vàng bị lãng quên. Thực chất, đó là tâm thư của ông dành riêng cho vị quân chủ, chứ không nhằm truyền bá rộng...