Trong truyền thuyết, phương pháp luyện chế cổ trùng là đem các loại độc trùng có độc tính cực cao cùng đặt vào trong một cái hộp được bịt kín, để cho bọn chúng tự tiêu diệt lẫn nhau, cuối cùng con độc trùng còn sống sót duy nhất sẽ được gọi là Cổ hoặc cũng có thể gọi là 'Cổ mẫu'.
"Cổ" là do mãnh trùng tạo thành, vốn chỉ những con trùng sống sót ...hoặc bị những thứ bị trùng ăn. Từng bước nói rõ ra, ngũ cốc thối rữa sinh ra trùng cùng với thông qua nhũng thứ vật chết biến thể khác mà hình thành trùng cũng được gọi là "cổ". Những "cổ" bị cho là có tính chất biến ảo khó lường cùng độc tính không giống bình thường có thể được gọi là "cổ độc."
'Cổ' ở Miêu tộc được xưng là 'Thảo quỷ', tương truyền nó ký sinh trên người của nữ tử, có thể làm hại người khác. Những phụ nữ có 'cổ' được gọi là 'Thảo quỷ bà'. Có những học giả nghiên cứu về Miêu tộc cho rằng, toàn Miêu tộc cơ hồ đều tin vào 'cổ', họ chia thành Thanh Miêu tộc cùng Hắc Miêu tộc, chỉ là tín ngưỡng nặng nhẹ hai nơi khác nhau mà thôi. Bọn họ cho là ngoại trừ một ít triệu chứng bên ngoài, thì những triệu chứng như ho khan lâu dài, thổ huyết, sắc mặt tái xanh, cơ thể gầy gò, nội tạng khó chịu, cào ruột bụng trướng, lúc nào cũng thèm ăn...đều là biểu hiện của việc bị trúng 'cổ'.
Loại cổ thuật làm người khác sợ hãi này cũng không phải độc quyền của Miêu tộc. Cổ thuật từ đa sớm được lưu truyền ở vùng Giang Nam cổ đại. Lúc đầu, cổ chỉ là loại trùng sống trong những đồ vật dụng cụ, sau đó cốc vật thối rữa sinh ra bướm, cùng với những thứ biến thể khác mà sinh ra trùng cũng được gọi là 'cổ'.
Cổ nhân cho rằng, 'cổ' có tính chất thần bí khó lường cùng độc tính cực mạnh, cho nên gọi là 'độc cổ', có thể thông qua việc ăn uống mà đi vào cơ thể con người dẫn đến bệnh tật. Người mắc bệnh giống như bị quỷ làm mê mụi, thần trí bất minh.
Thời Tần đã từng nhắc đến cổ trùng, phần lớn là do tự nhiên sinh thành thần bí độc trùng. Lâu dài, sự mê tín cổ độc lại phát triển thành quan niệm tạo 'cổ' hại người. Theo các học giả kiểm chứng, vào thời đại chiến quốc, vùng Trung Nguyên đã có người sử dụng cùng truyền thụ phương pháp tạo cổ hại người.
PHƯƠNG PHÁP TẠO CỔ.
Có vài người tạo 'cổ' nhấn mạnh phải vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (ngày đoan ngọ) để luyện chế độc trùng, vì theo quan niệm truyền thống đây là ngày độc khí thịnh nhất.
Phương pháp luyện chế được ghi trong 《Thông chí》Phải dùng một trăm loại trùng, mà ban đầu chỉ cần mười hai loại. Trước khi nuôi 'cổ' phải dọn dẹp sạch sẽ chính sảnh, cả nhà già trẻ đều phải tắm, thành tâm thành ý dâng hương đốt nến trước bài vị tổ tông, im lặng khẩn cầu với quỷ thần thiên địa. Sau đó đào một cái hố to ở giữa chính sảnh chôn một cái lu (vại) xuống, cái lu (vại) này phải có miệng lớn mới tiện cho việc thêm nắp. Hơn nữa nếu miệng lu (vại) nhỏ thì sẽ không nhìn thấy được tình hình bên trong, mọi người sẽ càng dễ nảy sinh sợ hãi với thứ trong đó, và bởi vì sợ hãi mà sẽ sinh ra sự kính sợ. Miệng lu (vại) phải được lấp bằng với nền đất. Đến ngày 5 tháng 5 âm lịch (Đoan Dương), cần phải ra đồng ruộng tùy ý bắt mười hai loại bò trùng đem về (nếu không phải bò sát bắt vào ngày Đoan Dương thì sẽ không thể nuôi thành cổ) đặt trong lu (vại), sau đó đậy nắp lại. Những con bò trùng này thường là rắn độc, lươn, rết, ếch, bò cạp, giun, sâu lông xanh lớn, bọ ngựa...tóm lại ngoại trừ những sinh vật biết bay, những sinh vật có bốn chân biết chạy đều không được, chỉ cần loài bò trùng có một chút độc là được. Lấy mười hai loại trùng này bỏ vào trong lu (vại) , tất cả lớn nhỏ trong nhà mỗi đêm trước khi ngủ đều phải khấn vái một lần, không thể bỏ một ngày nào. Hơn nữa trong thời gian nuôi cổ cùng khẩn vái nhất định không thể để cho người khác biết. Nếu để cho người ngoài biết thì cổ bản thân nuôi cũng sẽ bị vu sư dùng yêu pháp thu đi, trở thành vật sử dụng của vu sư, còn cả nhà chủ nhân sẽ chết hết. Cho dù không bị vu sư thu đi thì sau khi chúng thành cổ cũng sẽ quay lại hại chủ nhân.
Trong một năm, những con bò trùng đó sẽ cắn nuốt lẫn nhau bên trong lu (vại), con độc nhiều sẽ ăn con có độc ít, con mạnh sẽ ăn con yếu, cuối cùng chỉ còn lại một con. Con này sau mười một ngày ăn những con bò trùng khác, bản thân nó cũng bắt đầu thay đổi hình thái cùng màu sắc. Theo các loại truyền thuyết, chủ yếu là có hai loại. Một loại là "Long cổ", hình dạng giống như rồng, rất có thể là rắn độc, rết những trường thể bò trùng biến thành. Một loại gọi là "Kỳ lân cổ", có lẽ là ếch hoặc thằn lằn....?
Một năm sau cổ đã nuôi thành công, chủ nhân sẽ đào chiếc lu (vại) lên rồi cất ở trong một căn phòng ít không khí, ít ánh sáng. Nghe nói cổ thích ăn mỡ heo cùng trứng chiên, các loại cơm, sau khi chăn nuôi được một năm, cổ ước chừng dài hơn một trượng, chủ nhân sẽ chọn một ngày cát lợi mở nắp lu (vại), để cho cổ tự bay ra ngoài. Cổ sau khi rời nhà, đôi lúc có thể biến thành hình dáng giống như một quả cầu lửa, đi quanh quẩn trong núi rừng, có lúc có thể biến thành một cái bóng đen, thường tới lui trong những ngôi nhà trong thôn. Khoản thời gian ma lực của cổ đạt lớn nhất là hoàng hôn. Mỗi lần sau khi cổ về nhà vẫn ở trong lu (vại). ...., chủ nhân cũng không cần cho nó ăn gì khác. Chỗ tốt của việc nuôi cổ không phải là để cổ ở bên ngoài trực tiếp làm ăn trộm trộm bảo bối về dâng cho chủ nhân, mà là muốn mượn linh khí của cổ, khiến cho người nuôi cổ làm bất cứ chuyện gì cũng rất thuận lợi. Nếu như chủ nhân muốn buôn bán kinh doanh, mượn linh khí của cổ có thể một vốn vạn lời. Nếu như chủ nhân muốn thăng quan, mượn linh khí của cổ có thể thăng thẳng lên mây xanh. Trái lại, nếu như có chút sơ suất để cổ làm hại người bị người khác biết sau đó đi mời đi mời vu sư đến tịch thu cổ, chủ nhân nuôi cổ sẽ gặp nhiều chuyện xui xẻo, cả nhà đều chết.
Gia đình nuôi cổ, trừ những ngày thường phải thành kính hầu hạ ra thì đến ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm phải làm lễ tế long trọng cho cổ. Lễ tế này kéo dài ba ngày, tức 24,25,26. Trong ba ngày này, mỗi ngày chủ nhân đều phải dùng một con heo, một con gà, một con dê tươi sống sau đó nấu chín, đến tối khi sao đầy trời, cả nhà đem heo dê gà chặt ra, bỏ vào bên trong lu (vại). Sức ăn của cổ rất lớn, ma lực rất cao. Lúc tế cúng, người ngoài không được tham gia, cũng không được tiết lộ ra ngoài, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bản thân. Ngoại trừ cách "Tụ trùng hỗ giảo" (để nhiều loại trùng ở cùng một chỗ cho chúng tự ăn nhau), các loại độc cổ đặc thù sẽ có phương pháp chế tạo khác nhau.
Như vậy xem ra, cổ hẳn là một thứ vô cùng kinh khủng nhưng thực ra cũng không phải vậy, có vài loại cổ nữ chủ nhân của mình hết sức trung thành. Theo truyền thuyết, trong dãy núi Tuyết Lĩnh có một bộ tộc, mà tất cả cô gái trong bộ tộc đó đến 12 tuổi đều phải tự mình nuôi một loại cổ trùng biến dị chỉ thuộc về bản thân. Con cổ trùng này từ đó về sau chính là người bảo vệ của cô gái, chỉ cần cô gái bị ngoại giới xâm nhiễu, cổ trùng sẽ xuất hiện cứu giúp chủ nhân. Sau khi nữ chủ nhân chết, cổ trùng cũng sẽ theo đó mà chết đi. Cho dù là cổ trùng thiện lương hay cổ trùng ác độc, đều là thời đại đặc thù sẽ sản sinh sự vật đặc thù. Cho dù là hiện tại, cổ thuật vẫn còn được truyền bá trong một khu vực nhỏ ở Tương Tây, nhưng nó đã dần dần bị xã hội văn minh vứt bỏ. Nhưng có một điểm vô cùng quan trọng, cổ thuật là một chứng nhân ngàn năm lịch sử của Trung Quốc, nó sẽ luôn là một loại văn minh đặc thù được lưu truyền về sau.
PS: http://www.qntsw.com/lingyi/20160723/3152.html
Trang web trên đây có mô tả về các bước nuôi cổ đỉa. Nếu ai có hứng thú thì có thể vào xem.