Hạn Bạt

60 0 0
                                    

Hạn Bạt hoặc gọi là Bạt, là yêu quái trong thần thoại Trung Quốc, là một loại sinh vật truyền thuyết.

Đây là một loại sinh vật không rõ tên gọi chung. Sau thế kỷ 21 thì hiếm khi nghe thấy. Hình tượng của nó được thấy trong những ghi chép cổ xưa, cùng với dân chúng truyền miệng thì tương tự cương thi.

Trong truyền thuyết Hạn Bạt một khi xuất hiện nhất định sẽ kèm theo đại hạn. Hơn nữa có lúc còn có thể công kích loài người.

Lai lịch của Hạn Bạt có nhiều loại giải thích.

Sớm nhất là trong 《 kinh thi 》có miêu tả "Hạn Bạt độc ác, như đàm như đốt".

《 Sơn hải kinh 》có ghi lại chuyện Nữ Bạt đưa đến hạn hán. Mà sau cơn đại hạn hán, những truyền thuyết liên quan đến Hạn Bạt ngày càng nhiều, hình dáng của nó được mọi người miêu tả cũng không giống nhau.

Trong《 Thần dị kinh 》lại miêu tả: Dài hai ba thước, lỏa hình, con mắt lại ở trên đỉnh, đi lại như gió".

Trong 《 xuân thu phồn lộ · cầu vũ 》của Đổng Trong Thư: "Hạn bạt do là hài cốt người chết mà thành."

Còn trong 《 bình châu khả đàm 》của Chu Úc người Tống: "Hạn Bạt là yêu quái do phụ nữ sinh ra. Thời kỳ Minh Thanh, cách giải thích Hạn Bạt là cương thi được tiếp nhận rộng rãi."

Từ thời Tần cho đến nhà Hán, hình tượng của Hạn Bạt được lấy từ hình tượng thiên nữ, vì đặc thù đều là nữ tử thanh y (cô gái mặc áo xanh). Có thời kỳ Hạn Bạt mang hai thân phận thần-quái, nên mọi người đều coi là Hạn thần.

Từ giữa thời Hán đến Minh sơ, hình tượng thiên nữ Hạn Bạt dần dần thay đổi sang hình tượng tiểu quỷ Hạn Bạt. Nguyên nhân sinh ra loại thay đổi này là bởi vì, tập tục sùng bái các vị thần thiên nhiên từ thời Tần đã dần dần bị suy thoái, cho nên thần Hạn Bạt cũng bị mọi người phủ định, thân phận nữ của nàng cũng gặp phải nghi ngờ, hình tượng dần dần chuyển sang loại diện mục hung ác.

Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, vào thời Tống Chân Tông, Hạn Bạt tác quái, sông ngòi cạn kiệt. Chân Tông đành nhờ vào sự giúp đỡ của Trương Thiên Sư, Thiên Sư liền phái Quan Vũ đi hàng phục. Quan Vũ khổ chiến bảy ngày, hàng phục được yêu ma. Chân Tông cảm kích, phong làm "Nghĩa dũng Vũ An Vương."

Từ sau giữa thời Minh, hình tượng tiểu quỷ chuyển thành hình tượng cương thi, dần dần hình tượng Hạn Bạt đã bị biến đổi thành cương thi.

Theo Sơn Hải Kinh: Xi Vưu khởi binh đánh Hoàng Đế, Hoàng Đế lệnh Ứng Long tiến công Ký Châu. Xi Vưu mời Phong Bá, Vũ Sư, dùng cuồng phong mưa lớn đối phó với quân đội của Ứng Long. Vì vậy Hoàng Đế lệnh Nữ Bạt trợ chiến, Nữ Bạt thành công ngăn trở, trợ giúp Hoàng Đế chiến thắng. 

Truyền thuyết này, Nữ Bạt là hạn thần trên trời, là con gái của Hoàng Đế, cư ngụ ở một nơi gọi là Côn Lôn sơn nằm phía Tây Nam của Hữu Hùng Quốc. Thu thập ánh sáng nhật nguyệt, tu luyện thành thuật cản mưa đuổi gió, từng đi khắp nơi cứu giúp dân chúng. 

TẬP TỤC VÙNG MIỀN.

Ở Sơn Đông, lúc trước mỗi khi gặp hạn hán, người dân đều mang thi thể mới chôn ra được xem là Hạn Bạt ra tiêu hủy, phong tục này rất phổ biến.

Theo "Đại Thanh luật lệ – Tặc đạo – Phát Trủng" ghi lại: Năm Gia Khánh thứ chín (năm 1804), ở Cao Mật đã rất lâu không có mưa, có người phát hiện phần mộ của Lý Hiến Đức mới qua đời đầu năm nay ẩm ướt, liền truyền nhau nói rằng người đó đã biến thành Hạn Bạt. Thôn dân không bận tâm đến sự ngăn cản của nhà họ Lý mà tróc mộ phần của người kia, nhìn thấy thi thể chưa thối rữa lại càng chắc chắn người này chính là Hạn Bạt, không nói hai lời liền tiêu hủy thi thể. Gia đình họ Lý mang chuyện này kiện ra công đường. Vụ án này chưa từng có tiền lệ, cuối cùng Hình Bộ xử người cầm đầu theo "Phát trủng khai quan kiến thi luật" xử người đó tội "Nghĩ giảo giam hậu." (Tương đương với tử hình hoãn thi hành). Án này mới chấm dứt.

Không ít nơi, mọi người đều cảm thấy Hạn Bạt là do tử thi biến thành, một khi xảy ra đại hạn thì phải nhanh chóng đi kiểm tra mả mới. Nếu trên mộ phần có ánh lửa, lúc đào ra khắp cả người tử thi đều là lông trắng, đó chính là Hạn Bạt, phải phá hủy nó mới có thể xóa bỏ hạn hán.

Trong Mai Âm Mai Hạn Bạt – Đạo Pháp Hội Nguyên cuốn thứ bảy tám:

"Trong thiên địa có Hạn Bạt – Âm Mai nhị quỷ, làm ra hạn hán ngập lụt. Hạn Bạt đầu như người, thân rắn có cánh, mỗi khi muốn cầu mưa thì phải chôn đầu nó vào đất. Âm Mai đầu là cô gái, thân hồ ly, có cánh, mỗi khi muốn cầu trời nắng thì phải chôn đầu nó cách một mét đất. Dùng sát khí mạnh để giam cầm nó

---

---

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.
Sưu TậpWhere stories live. Discover now