Hoắc Tây Thần chi hải, nằm ở biên giới Đông Nam huyện Hoắc Tây, cách huyện thành 33 cây số, do Tứ Lang Kim Thố hồ, Hắc Hải, Bạch Hải, Thúy Hải...bảy loại hồ sắc thái khác nhau xen lẫn mà thành. Bảy hồ này tùy theo mùa, khí hậu cùng góc độ của ánh sáng mặt trời mà thay đổi thành nhiều loại màu sắc khác nhau, cho nên nó cũng được gọi là "Thần chi hải" (biển của thần). Nơi đây nước hồ trong suốt, những cột đá phong hóa mọc như rừng, đến mỗi mùa hạ thu, nơi đây chim hót nước chảy, động vật thành nhóm, tạo thành môi trường sinh thái nguyên thủy mê người. Bảy hồ này là do núi lửa thời đại viễn cổ phun trào, sau đó trải qua quá trình đóng băng – tan băng mà thành.
Hồ lớn nhất là hồ nước ngọt Tứ Lang Kim Thố, nằm giữa ba ngọn núi Hổ Nhĩ, Đả Nhân, Báo Nhĩ, sáu hồ còn lại nối liền với nhau dưới chân núi, giống như ngọc trai được khảm vào nền đất xanh mướt. Ba ngọn núi nguy nga hùng vĩ này tạo thành một đường núi cao vách đứng, những hòn đá hình thù kỳ quái, là vùng núi thần thánh của thần mặt trời trong truyền thuyết của người Tây Tạng.
Tương truyền khoảng 700 năm trước, Lạt ma Bạch Mã Đặng Đăng cùng Lạt ma Á Lạp Sở Gia từng lấy được một pho tượng phật bằng vàng nguyên chất, có thể nói là bảo vật từ trong hồ. Trăm ngàn năm qua, những người hữu duyên thành tâm cầu nguyện vọng bên hồ đều có thể được báo hiệu, hoặc là có thể biến thành sự thật, cho nên danh tiếng hồ càng lan xa. Mỗi 12 năm đều có lễ Tụ Thần, tháng 7 tháng 8 hàng năm cũng có lễ Chuyển Sơn. Hàng ngàn hàng vạn tăng chúng đi đến đây để truyền kinh, Chuyển Sơn, Hoàn Nguyện (Lễ tạ thần), hướng thánh địa cầu khẩn để cầu chúng sanh an cư lạc nghiệp.