"Ở những tác phẩm hiện thực lớn, chủ nghĩa hiện thực bao giờ cũng kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo. Không có cảm hứng nhân đạo, "chủ nghĩa hiện thực" dễ hoá thành chủ nghĩa tự nhiên cường điệu qua những sự nhếch nhác, xấu xí ởngười lao động, xem họ như loài vật. Quan điểm của Nam Cao là nhà văn phải "cố tìm mà hiểu" "cuộc sống đáng thương" và "cái bản tính tốt" của người nghèo thường bị che lấp, vùi dập.
Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao thể hiện ở sự thông cảm sâu sắc của tác giả đối với con người Chí Phèo. Ở nhân vật xấu xí và nhếch nhác đến tuyệt vọng này, tác giả vẫn nhìn nhận phần nhân tính còn lại: Sau đêm âu yếm với Thị Nở chúng ta thấy một Chí Phèo khác. Thị Nở đã khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông, tình yêu thương mộc mạc đã thức dậy ở Chí Phèo những tình cảm nhân tính sơ đẳng nhất. Lần đầu tiên, Chí Phèo mắt ươn ướt, "tiếng cười nghe thật hiền". Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của mấy người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá...Những âm thanh ấy bỗng vang đọng sâu xa trong lòng Chí Phèo như là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
Chí Phèo là một kiệt tác của xuôi hiện đại Việt Nam, ở tác phẩm này một bút pháp hiện thực xuất sắc được kết với một cảm hứng nhân đạo sâu sắc và đây là một vấn đè then chốt của văn học lớn mọi thời đại".
(HOÀNG NGỌC HIẾN, "Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Chí Phèo", VĂN HỌC-HỌC VĂN, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TP HCM- TRƯỜNG VIẾT VĂN NGUYỄN DU HÀ NỘI, 1990)
YOU ARE READING
Văn học học đường: Chí Phèo - Nam Cao
Storie breviĐây là những tư liệu tham khảo, liên hệ mở rộng từ nhiều nguồn khác nhau về tác phẩm Chí Phèo giúp tăng tính sâu sắc cho bài viết. Chúc các bạn thành công với môn Văn! Hãy yêu môn Văn hơn nhé! "Em ơi nhớ lấy câu này Học Văn không khó nhưng mà phải c...