C4:Tiểu Sử Nguyễn Nhược Thị (Tìm Hiểu Thêm)

12 1 0
                                    


Thân xác mà Đoàn Hoa đã nhập vào thực chất là lệ tần tên Nguyễn Thị Bích tự là Lương Đoàn,người huyện An Phúc,Ninh Thuận một nhân vật có thật trong lịch sử.

Ngay từ nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh,lớn lên bà lại có năng khiếu về thơ văn.Bà thường hay làm thơ xướng họa với các anh chị em trong

nhà,nhiều bài thơ của bà được tung ra ngoài đã làm nhiều người thán phục.Bà không những có tài làm thơ luật,mà còn làm thơ nôm

nữa.

Những bài thơ nôm của bà phần nhiều là thơ lục bát.Năm bà 19 tuổi,quan phụ chính là đại thần Lâm Duy nghĩa nghe tiếng,nên đã dâng biểu tiến cử bà với vua Tự Đức.Tự Đức vốn là một ông vua rất giỏi thơ

văn,đọc biểu cho bà vào kinh để thử tài

.Vua ra cho bà đầu đề "Tảo Mai"(mai nở sớm),chỉ trong phút chốc bà đã làm ngay một bài thơ đường dâng lên vua ngự lãm.Đọc thơ vua khen và ban cho bà 20 đĩnh bạc tuyển bà vào cung,sung vào chức thượng nghị viện sư hầu hạ bà Thái Hậu.Bà tính tình đoan trang,ăn nói lễ phép nên rất được vua yêu,vua đi đâu cũng cho bài hầu cận một bên,đôi khi lại cùng vua xướng họa thơ văn.

Năm 1850,bà được phong làm tài nhân,năm 1960 được phong làm

quý nhân rồi Tiệp Dư.Năm 1868, bà được tấn phong là Lục Giai Tiệp Dư.

Theo sử nhà Nguyễn, thì trong khoảng thời gian bà được cử làm thầy

dạy "kinh điển và dạy tập nội đình" cho Đồng Khánh khi ông chưa lên ngôi. Vì thế, trong cung người ta còn gọi bà là Tiệp Dư Phu Tử.Chính

bởi vậy bà Tiệp dư được Tự Đức tin cậy, yêu mến, thường cho cùng đi trong những buổi vua đến vấn an mẹ và những cuộc trao đổi riêng với

Hoàng thái hậu Từ Dụ về công việc trong triều, trong hoàng tộc, những diễn biến của đất nước.

Một thời gian sau, Tiệp dư Nguyễn Thị Bích trở thành Bí thư cho Thái hậu Từ Dũ, nhờ vậy mà bà nghe được nhiều điều trao đổi giữa thái hậu và vua, bởi những lúc đó chỉ mình bà được ở gần hầu hạ.

Sau khi vua Tự Đức qua đời (1883), mọi ý chỉ sắc dụ của Lưỡng Tôn cung (chỉ Hoàng thái hậu Từ Dụ và Chính phi Trang Ý) đều do một tay bà

soạn thảo.Năm ất dậu 1885, kinh đô Huế thất thủ ,bà cùng lưỡng cung xa giá ra Quảng Trị,rồi lại trở về lại trong hoàng cung trong thời kỳ "tứ

nguyệt tam vương" (bốn tháng ba vua), cũng như những người ở nội cung, Tiệp dư Nguyễn Nhược Thị Bích phải chịu sự chuyên chế của hai

phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc.

Tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại. Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò

vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, bà hộ giá Tam cung chạy ra Quảng Trị (đoàn chỉ đến đây rồi trở lại Khiêm Lăng-Huế). Nhưng không lâu sau, vì

hoàn cảnh quá khó khăn nên không lâu sau bà rước Tam cung trở lại Huế, đến lánh ở Khiêm Lăng (Lăng vua Tự Đức) rồi trở về hoàng cung,

chịu sự quản chế của Pháp.

Nhân sự kiện này, bà sáng tác bài Hạnh Thục ca (còn có tên Loan dư Hạnh thục quốc âm ca) bằng chữ Nôm kể lại sự kiện lịch sử ấy, mượn tích truyện vua Đường Huyền Tông ở Trung Quốc bỏ kinh đô, chạy vào đất Thục để tránh loạn An Lộc Sơn mà qua đó nói về tình hình đất nước với những biến cố từ khi quân Pháp xâm lược..Trong khoảng thời gian này,bà hầu hạ và làm hết mọi việc do Từ Dũ Thái Hậu chỉ thị.Để thưởng công lao khó nhọc của bà,năm 1892 Từ dũ thái hoàng thái hậu phong cho bà chức Lệ Tần.

Bà mất năm kỉ dậu (1909),thọ 80 tuổi.Tác phẩm tiêu biểu của bà là "Hạnh Thục Ca" bằng chữ Nôm, dài 1036 câu theo thể thơ lục bát,phần lớn kể lại mọi biến cố xảy ra từ khi quân Pháp sang đánh chiếm Việt Nam cho đến khi Thành Thái lên nối ngôi vua.

Hạnh Thục ca được Nguyễn Thị Bích khởi sự viết sau khi Kinh thành Huế thất thủ vào tháng 7 năm 1885, và hoàn thành sau năm 1900, tức sau lễ bát tuần của Thái hậu Từ Dụ (1810-1892).

Đây là áng văn chương thời thế, kể lại một giai đoạn lịch sử nhiều biến

động của nước Việt. Giải thích tên tác phẩm, Lệ Thần Trần Trọng Kim cho biết đại ý như sau:

Gọi là Hạnh Thục là lấy tích vua Đường Minh Hoàng xưa kia lánh loạn An Sử chạy vào đất Thục, ý cũng như vua Hàm Nghi bấy giờ phải chạy ra Quảng Trị. Theo nghĩa chữ nho, khi vua đi đến đâu gọi là hạnh. Hạnh Thục là vua đi đến đất Thục. Vì có cái hoàn cảnh hơi giống nhau như

thế, cho nên bà Nguyễn Nhược Thị mới lấy hai chữ ấy mà đề nhan quyển sách của mình.

Kể từ khi hoàn thành, mãi cho đến năm 1950, Hạnh Thục ca mới được nhà xuất bản Tân Việt cho ấn hành tại Sài Gòn.

Người có công phát hiện, biên dịch và chú thích tác phẩm là Trần Trọng Kim. Kể lại điều này, ông viết:

...Tôi tìm được quyển sách này ở Huế, tôi liền đưa cho trường Bác cổ sao lấy một bản, tôi lại cho ban văn học ở Khai trí tiến đức sao lấy một

bản. Còn bản của tôi giữ, thì đem dịch ra làm mấy bản bằng quốc ngữ, phòng khi ở chỗ này mất, thì ở chỗ khác hãy còn. Ấy cũng nhờ vậy mà

sau cuộc binh lửa cuối năm Bính Tuất (1946) bao nhiêu sách vở của tôi bị đốt cháy, mà còn có người giữ được một bản... Nay tôi đem chú

thích những tiếng khó bằng chữ nho và những tiếng tối nghĩa, rồi chia nguyên văn ra từng đoạn, có đề mục nhỏ ở cạnh rìa, để người ta xem

cho dễ hiểu...

Theo các nhà nghiên cứu, thì đây là một tác phẩm rất có giá trị về mặt sử liệu. Tuy nhiên, qua nó cũng đã cho thấy tác giả là một người quen sống trong cung cấm, có tầm nhìn hẹp, có tâm lý sợ khổ và nặng tư

tưởng cầu an .

Trong số hơn 100 người vợ của vua Tự Đức, không có ai hơn được Tiệp dư Nguyễn Thị Bích về tài văn chương thơ phú, chính điều đó đã khiến vua đặc biệt khen ngợi, thán phục rồi đưa vào cung làm vợ sau khi thử tài của bà. Đây là một việc tuyển phi tần khác hẳn với lệ thường, không tuân theo các nghi thức điển chế cung đình đương thời.Ông vua văn học yêu mến khách văn chương.

-Trích lời tác giả-

Edit Vương triều Tự ĐứcWhere stories live. Discover now