Bánh madeleine phải kèm với trà nóng cùng với sữa và đường được bỏ gọn vào một cái tách sành cùng ba phút hai mươi lăm giây của bản nhạc dạo nhẹ, trước khi các quý ngài quan khách sẽ đến dự tiệc trà, vào mỗi chiều thứ bảy.
"Trà chiều thứ bảy" là một thói quen lâu đời của nhà Agatsuma để dành cho một chiều cuối tuần, thói quen đã được bắt đầu từ bà sơ của gia đình, cho đến tận đời của Zenitsu. Thế nhưng anh ta thường sẽ thay madeleine bằng những món ngọt khác, thay vì chỉ madeleine. Hoặc thay buổi trà chiều bằng một bữa tối với món ratatouille và súp bò hầm chính tay anh ta nấu. Quý quan khách nếu không ngại hãy cứ tự chọn cho mình một chỗ ngồi và thưởng thức. "Tiệc trà" dành riêng cho giới thượng lưu, và một vài người bạn thân thiết tuần nào cũng ghé sang và tặng đôi món quà tự làm, đôi lúc sẽ là khăn tay hoặc một ổ ciabatta mà vào thời gian này rất khó tìm được ở Pháp hay Anh, vì dân Ý khu này vừa mới di tản nửa năm đổ về, cho dù nhiều hộ vẫn còn thuận mồm chào bằng "Ciao!" mấy lúc đi ra chợ.
Những vị khách đến dự trà chiều của nhà Agatsuma, có nhà Kamado sẽ ưu tiên tiếp đón đon đả vô cùng, được xếp bàn riêng gần với bàn của chủ nhà và được dẫn đến tận bàn. Không ai biết vì sao hai nhà lại có quan hệ sâu sắc như thế, nhưng nó liên quan đến một sự việc nào đấy xảy ra vào thời chiến tranh. Ngài nam tước Kamado Tanjuro, con trai trưởng Kamado Tanjirou và thứ nữ Kamado Nezuko, thường xuyên ghé vào trong những tháng rảnh rỗi. Họ thường có những chuyến viễn du, nên ít về kịp vào những buổi tiệc trà của Agatsuma. Nhưng nếu có thể, họ chưa bao giờ bỏ lỡ một buổi tiệc trà nào. Đặc biệt, con trai trưởng của họ - Kamado Tanjirou, thường hay xin dời ngày hoặc ít tham gia hơn hẳn những chuyến viễn du ấy của ông bố để tham gia tiệc trà nhà Agatsuma.
Có tin đồn được lan truyền kín đáo trong giới thượng lưu bấy giờ, rằng con trai trưởng nhà Kamado, đang để ý thứ nữ bí ẩn nhà Agatsuma, hòng giải thích cho những việc Kamado Tanjirou làm chỉ để đích thân đến dự tiệc trà chứ không phải gửi tặng một cành diên vĩ mỗi thứ bảy như cha của anh ấy. Tuy nhiên, không ai xác thực điều đó cả. Và có rất nhiều dị bản cho tin đồn này, cho dù nó là thất thiệt, nó vẫn chiếm lòng tin của số đông bộ phận giới quý tộc đương thời
- Nếu em không phiền, thay vì maldeleine của nhà bếp, ta có một thỉnh cầu muốn được ăn món religieuse tự tay em làm. Ôi, riêng ta thì nhớ cái món đó quá đỗi! Còn nữa, ta có thể đổi sang ngồi ở bên cạnh em được không? Chao ơi, ngồi một mình chốn này khiến ta đột nhiên thấy món trà chiều không tuyệt hảo như mọi thường, Zenitsu ạ. Hay em vừa đổi lá trà thế? Hay lần sau ta không ngồi bàn riêng nữa mà chuyển đến chỗ cạnh em luôn có được không? Ôi trời, xem màu của mấy cái ấm trà mới kìa, trông như màu tóc của em vậy, em mới sắm chúng à?
Những người quý tộc vẫn đang xôn xao.
____
bánh madeleine: hay còn gọi là bánh vỏ sò. là một món bánh ngọt của pháp, cái này bên việt nam vẫn mua được dù nhìn nó không giống cái vỏ sò lắm...
bánh ciabatta: là một loại bánh mỳ của ý, nó là bánh mì trắng giống sanwitch í.
món ratatouille: món rau củ hầm của pháp, không phải chuột đâu.
ciao: cách chào của người ý, bên pháp thì là bonjour.
bánh religieuse: một loại bánh ngọt cũng của pháp. nó gồm 2 cái bánh choux xếp chồng lên nhau và có phủ kem, kem đó thường được làm bằng vani hoặc tùy theo người làm bánh. trông nó ngon lắm nhưng mình chưa ăn thử bao giờ nên viết cho đỡ thèm thôi.
ban đầu mình đã phân vân việc chọn tước hiệu cho gia đình kamado. chương 10 mình có gọi là "bá tước", lần này mình cũng định thế nhưng mà về sau lại đổi thành "nam tước". "nam tước" nhỏ hơn "bá tước" nhưng mình đã tưởng tượng nhà agatsuma cũng chỉ là kiểu "nhà giàu mới nổi" từ trung lưu mới giàu lên thôi nên để "nam tước" cho trông có vẻ gần nhau hehe.
greensleeves: là một bài "traditional english folk song" =)))) trời ơi dịch ra tiếng việt nó cứ buồn cười kiểu gì í nên mình để nguyên trích từ wikipedia. đây là một bài của anh, hỏng có liên quan tới pháp, nhưng mà tại mình đang xem lại hetalia nên kệ đi mãi mãi là anh em.