Định nghĩa Tâm lý học Thần Kinh. So sáng tâm lý học thần kinh và tâm lý học xã hội
• Định nghĩa
Thuật ngữ được dung lần đầu bởi một thầy thuốc người Canada là Wiliam Osler đầu thế kỷ XX
Thuật ngữ TLHTK có nguồn gốc gần đây, trình bày một cách tiếp cận mới đối với nghiên cứu về não bộ. Năm 1957, thuật ngữ trở thành tên gọi được ghi nhận của một phân ngành của khoa học thần kinh.
TLHTK là môn học nghiên cứu mối liên hệ giữa chức năng não bộ con người và hành vi. TLHTK lấy thông tin từ nhiều ngành khác nhau: giải phẫu học, sinh học, dược lý học,sinh lý học, tâm sinh lý và triết học, Nhưng nền tảng chú trọng đến sự phát triển của một ngành khoa học về hành vi của con người dựa vào chức năng của não bộ.
Ví dụ minh họa:
Nguyễn Thị T., 20 tuổi là một sinh viên, thuận tay phải, học lực khá. T bị tai nạn giao thông té đập đầu xuống đường phải nhập viện để chẩn đoán và theo dõi, chẩn đoán hình ảnh thấy có dập não nhẹ và xuất huyết ít bên trái, kế hoạch là điều trị bảo tồn (không mổ), sau một thời gian T xuất viện và đi học lại. Các bạn ghi nhận ngoài việc T nói hơi khó, yếu nhẹ nửa người phải thì có những thay đổi về hành vi như hay cáu gắt, sợ hãi, không tập trung, tinh thần khác hẳn... Các yếu tố về TLXH không thấy có ảnh hưởng.
T được làm các test về khả năng chú ý và tập trung thấy có sự suy giảm rõ rệt (không tìm thấy nguyên nhân bệnh não khác). T được hướng dẫn 3 cách tập luyện để gia tăng sức mạnh của cơ ở nửa thân bên phải đồng thời tập gia tăng khả năng chú ý, tập trung. Sau một thời gian khả năng vận động của T khá hơn, khả năng tập trung tốt hơn...
Đây là một ví dụ về mối liên hệ giữa não bộ và hành vi, sự tổn thương của não bộ có thể làm gián đoạn và suy kém các hành vi đã học được và các chức năng nhận thức khác (như trí nhớ và ngôn ngữ).
• Phân biệt TLHTK và TLHXH
TLHTK —— TLHXH
+Nguyên nhân: Tổn thương não, rối loạn chức năng não bộ —— Môi trường, mối quan hệ tác động vào là chủ yếu
+Biểu hiện: Biểu hiện ngay sau tổn thương não hoặc sau sanh, đi kèm rối loạn vận động và ngôn ngữ —— Biểu hiện từ từ, có yếu tố nền tảng như gia đình lộn xộn, bị cư xử thậm tệ, bản thân thích nghi kém
+Trị liệu: Huấn luyện kĩ năng đặc biệt, giáo dục đặc biệt, hoạt động âm ngữ trị liệu —— Hành vi liệu pháp, tham vấn, phân tâm, chơi liệu pháp
Ví dụ minh họa:
Trẻ bại não sẽ gặp các khó khăn trong vận động, suy giảm chức năng nhận thức, chú ý... Do vậy trẻ không có cơ hội giao tiếp với nhiều người, đôi khi bị cô lập và bỏ rơi làm cho trẻ khó chịu, ấm ức...
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm Lý Học Thần Kinh
Short Story*ĐÂY LÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP, KHÔNG PHẢI TRUYỆN* Đây là đề cương môn Tâm lý học thần kinh (Có thể hiện tại không còn ra đề như vậy nữa) Nguồn: N.V.Thuật.