12, CẢM XÚC VÀ BỐN THÀNH PHẦN CỦA CẢM XÚC

12 0 0
                                    

- Cảm xúc là một tình trạng hành vi có hàm ý, một cảm nhận chủ quan, có ý thức về một kích thích (không lệ thuộc kích thích đó ở đâu hay là gì). Các hành vi cảm xúc là chủ quan và ở bên trong.

Khi là người quan sát, chúng ta có thể suy ra cảm xúc của người khác chỉ từ hành vi của họ (lời nói, hành động...) và bằng cách đo lường các thay đổi sinh lý đi kèm với quá trình cảm xúc.

- 4 thành phần:

1. Sinh lý: Hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thực vật dẫn đến sự thay đổi các hoocmon thần kinh và hoạt động của các tạng.

2. Hành vi vận động khác biệt: Biểu hiện nét mặt, độ trầm bổng của giọng nói, tư thế cơ thể. Các hành vi vận động này đặc biệt quan trọng trong việc quan sát cảm xúc bởi vì nó chứa đựng các hành động được che giấu khác với các hành vi quan sát được qua lời nói.

(Tri giác của chúng ta về một người mà người đó nói mình ổn nhưng lại không kiểm soát được khác hẳn với tri giác của chúng ta về cùng người đó khi họ cười).

3. Nhận thức tự kể lại: Các quá trình nhận thức được dự đoán bằng cách phân loại tự kể lại. Nhận thức vận hành trong lĩnh vực cảm nhận cảm xúc chủ quan (cảm thấy yêu, ghét hay được yêu, bị ghét) và các quá trình nhận thức khác (hoạch định, trí nhớ, ý tưởng).

4. Các hành vi vô thức: Các quá trình nhận thức ảnh hưởng đến hành vi không ý thức. Chúng ta có thể quyết định dựa trên "trực giác" hoặc các nền tảng không thấy được một cách rõ ràng.

- Các nghiên cứu về sang thương và sự kích thích ở não trung gian (đồi thị và hạ đồi) trên động vật thực nghiệm mang đến ý tưởng rằng đồi thị và hạ đồi có chứa các chu trình thần kinh đối với việc biểu lộ cảm xúc  ra bên ngoài và các đáp ứng thần kinh thực vật như thay đổi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở. Vỏ não dường như có khả năng ức chế đồi thị và hạ đồi. Ngược lại, đồi thị được xem như có khả năng hoạt hóa vỏ não, có lẽ nó giúp định hướng cảm xúc đối với các kích thích phù hợp.

Tâm Lý Học Thần KinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ