10, TRÍ NHỚ TƯỜNG THUẬT VÀ NỀN TẢNG THẦN KINH

13 0 0
                                    



•    Định nghĩa

Là sự tái thu nhập thông tin có hướng và ý thức về các kinh nghiệm trước đây.

- Ví dụ: Bạn có thể mô tả bạn ăn sáng bằng gì, bạn đến trường như thế nào, bạn đã nói chuyện với ai từ sau khi thức dậy... Bạn cũng có thể mô tả được các sự kiện xảy ra trong quá khứ như các định tên các địa phương, tên những nhà lãnh đạo nổi tiếng...

•    Có 2 loại trí nhớ tường thuật:

1. Trí nhớ theo từng giai đoạn (trí nhớ tự truyện): gồm các sự kiện đơn giản mà một người nhớ lại, đây là một hệ thống nhận thức thần kinh (là loại suy nghĩ) độc nhất khác biệt với các hệ thống suy nghĩ khác. Nó có khả năng giúp con người nhớ lại các kinh nghiệm cá nhân. Đó là trí nhớ về kinh nghiệm cuộc đời nhấn mạnh đến chính bản thân người đó. Cần 3 yếu tố:

-    Cảm nhận về thời gian chủ quan

-    Khả năng ý thức về thời gian chủ quan

-    "Bản thân" có thể du hành theo thời gian chủ quan đó.

Trí nhớ tự truyện tùy thuộc sự trưởng thành ở con người nên không có ở trẻ nhỏ. Việc bị suy kém có thể do mất kết nối giữ thùy trán phải và thùy thái dương.

2. Trí nhớ ngữ nghĩa: Các kiến thức về thế giới, có thể phụ thuộc bán cầu não trái.

•    Nền tảng thần kinh:

-    Tùy thuộc vào việc xử lý "từ trên xuống" hay theo hướng khái niệm, trong đó chủ thể tổ chức lại dữ kiện để lưu giữ lại.

-    Thùy thái dương và các vùng lân cận (hạnh nhân, hồi hải mã, vỏ não khứu giác, vỏ não trán trước, các nhân ở đồi thị, các hệ thống hóa chất thần kinh ở thân não: Acetylcholine, Serotonin, Noradrenaline) có các chu trình liên hệ qua lại trong việc hình thành trí nhớ tường thuật.

Tâm Lý Học Thần KinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ