19, CÁC NGUYÊN LÝ HỌC TẬP, VÍ DỤ VÀ CÁC VÙNG NÃO LIÊN QUAN ĐẾN NGUYÊN LÝ NÀY

5 0 0
                                    

1.    Nguyên lý điều kiện đáp ứng (Pavlov)

•    Điều kiện đáp ứng là một kích thích gợi ra một đáp ứng một cách tự nhiên (ví dụ: một con chó gầm gừ sẽ gợi lên nỗi sợ ở một trẻ) được đi đôi với một kích thích trung tính (ví dụ: âm thanh của chó và tiếng mở cửa nhà).

•    Sau một số lần đi đôi với nhau như vậy, kích thích trung tính trước đây có thể gợi ra một đáp ứng (vì thế trẻ có thể bắt đầu trải nghiệm nỗi sợ khi mới bắt đầu nghe âm thanh của cửa mở).

•    Những liên kết như vậy có thể giải thích được nguồn gốc của các ám sợ. (Ví dụ: nỗi sợ phi lý về một vật thể nào đó thì không phải do chính vật thể đó đe doạ).

•    Nền tảng thần kinh: Tiểu não

2.    Nguyên lý điều kiện thao tác (Thorndike, Skinner)

•    Trong điều kiện thao tác, sinh vật thực hiện điều gì đó đối với môi trường nhằm đạt được một kết quả đã có trước đây.

•    Các kết quả hay sự kiện giúp gia tăng lặp lại có thể xảy ra được cho là tác nhân củng cố.

- Củng cố tích cực: Hành vi đi theo sau sự khen thưởng (ví dụ: người cha đãi con gái 8 tuổi của mình một cây kem sau khi trẻ hoàn tất bài học hát của mình.)

- Củng cố tiêu cực: Một kích thích khó chịu được lấy đi; (ví dụ: ví dụ trẻ trai 10 tuổi được miễn cắt cỏ một tháng sau khi trẻ có tiến bộ về thứ hạng trong lớp.)

•    Hai phương pháp dùng để làm giảm đi khả năng xảy ra sự lặp lại của hành vi là sự dập tắt và trừng phạt.

- Dập tắt: Củng cố duy trì một đáp ứng được lấy đi (ví dụ: theo lời khuyên của nhà trị liệu, bà mẹ không đáp ứng đòi hỏi của đứa con trai 4 tuổi của mình mỗi khi trẻ ăn vạ, và cơn ăn vạ biến mất.)

- Trừng phạt, một đáp ứng được theo sau một kích thích khó chịu (ví dụ: bà mẹ không cho trẻ ăn tráng miệng vì trẻ tô màu lên tường.)

•    Một kết quả của sự trừng phạt là học tập né tránh. Một lần tiếp xúc với một kích thích khó chịu, lần kế tiếp sinh vật sẽ có tránh né tiếp xúc với kích thích đó. Qúa trình này là một con dao 2 lưỡi.

•    Nó giúp sinh vật tránh lặp lại một tình huống có thể gây hại (ví dụ: Khi bị bỏng một lần, trẻ 2 tuổi sẽ hầu như không sờ vào chiếc nồi nóng lần nữa).

•    Mặt khác, nó có thể dẫn đến việc né tránh không thực tế về những tình huống sau khi chúng không còn gây khó chịu nữa khiến cá nhân khó chấp nhận những hành vi mới thích hợp với tình huống thay đổi (ví dụ: một người lớn có thể khiếp sợ một người cấp trên là người rộng lượng và biết điều bởi vì khi còn nhỏ anh ta bị bố mình đánh đập tàn nhẫn.)

•    Nền tảng thần kinh: Hệ viền, hạnh nhân, hóa chất thần kinh Dopamine.

3.    Nguyên lý noi gương

•    Nguyên lý này liên quan đến việc học tập một hành vi mới bằng cách quan sát và bắt chước sự thực hiện hành vi đó từ người khác.

•    Ví dụ: trẻ bắt chước người lớn làm các việc nhà, học cách nói chuyện từ cha mẹ dù không được dạy trực tiếp.

•    Nền tảng thần kinh: Neuron gương.

Tâm Lý Học Thần KinhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ