Những Cái Tưởng Chừng Vặt Vãnh

1 0 0
                                    

Hầu nhưnhà văn nào cũng có người cổvũmình, thần hộmệnh của mình và thường người đó cũng là một nhà văn.

Chỉcầnđọc lấy vài dòng trong cuốn sách của người cổvũta, thếlà tức khắc tađã muốn viết rồi. Tưởng chừng từmấy cuốn sáchấy, một thứ nước cốt của men rượuđã bắn ra, lây sang ta, làm ta say, và bắt ta cầm bút.

Lạmộtđiều là không hiếm những trường hợp vịthần hộmệnh của ta lại khác xa ta về phong cách sáng tác cũng như về bút pháp và đề tài.

Tôi biết một nhà văn - một nhà hiện thực rõ ràng, một cây bútđời thường, một con người tỉnh táo và trầm tĩnh. Thếmà thần hộmệnh của ông ta lại chính là nhà văn có trí tưởng tượng bất kham Aleksandr Grin.

Gaidar gọi Dickens là người cổvũcủa anh. Cònđối với tôi thì bất cứ trang nào trong cuốn "Những Bức ThưTừLa Mã " của Stendhal cũng làm tôi nổi hứng viết, nhưng tôi lại viết những truyện khác hẳn Stendhalđến nỗi chính tôi cũng phải ngạc nhiên. Một lần vào mùa thu, khiđọc Stendhal tôiđã viết truyện ngắn "Lâm Trường 273" vềnhững khu rừng cấm bên sông Pre. Trong truyện ngắnđó hoàn toàn không thể tìm thấy một chút gì giống Stendhal.

Thú thực, tôi cũng chẳng nghĩngợi bao nhiêu vềchuyệnấy. Tất nhiên, ta cũng có thểtìmđược cách giải thích nó. Tôi nhắcđến chuyệnấy chẳng qua chỉ đểnóiđến rất nhiều hoàn cảnh và thói quen mới nhìn qua thì có vẻchẳng mấy quan trọng, nhưng chúng lại giúp cho nhà văn làm việc.

Mọi ngườiđều biết mùa thu là thời gian Pushkin viếtđược nhiều nhất. Chảthếmà bài thơ"Mùa ThuỞBondin" của ôngđã trởthànhđồng nghĩa với sự được mùa sáng tác trong ông.

"Mùa thuđang tới gần - Pushkin viết cho Pletnev -Đấy là mùa mà tôi

thích nhất. Thường vào mùa này tôi khỏe ra. Thời sáng tác của tôiđã

đến".

Đoán xem tại sao lại như vậy thật dễ dàng.

Mùa thu là cái trong suốt và cái giá lạnh, là "màu biệt ly" với nét cắt phân minh của những chân trời xa và hơi thởtươi mát. Mùa thuđưa vào thiên nhiên một bức vẽhà tiện nét. Màuđỏthắm và màu vàng óng của rừng lớn và rừng nhỏmất dầnđi từng giờ, làm cho nhữngđường nét sắc thêm và để lại những cành cây trụi lá.

Con mắt cứquen dần với cái trong sáng của cảnh thu. Cái trong sángấy từtừchiếm lấy tri thức, sức tưởng tượng và cánh tay nhà văn. Mạch thơ văn phụt lên nhưmột dòng nước trong suốt và giá lạnh, trongđó chỉcó những hạt băng mới thỉnh thoảng kêu lanh tanh khe khẽ.Đầu óc sáng suốt, tim đập mạnh và đều. Chỉ có tay là hơi cóng.

Vụmùa tưduy của con người chín vào mùa thu. Baratynskyđã nói về chuyệnđó rất hay: "Khi sốmệnh nhân quần ngươi hiểu hết, sẽchín mọng một vụ mùa thân thiết, cho ngươi về hái gặt hạt tư duy".

Theo lời Pushkin thì cứmỗi mùa thu ông lại tươi nở. Ông trẻlại cùng với thu. Rõ ràng Goetheđãđúng khi ông quảquyết rằng trongđời những thiên tài thường có mấy lần trở lại tuổi xuân.

Vào một trong những ngày thu nhưthếPushkinđã sáng tác những vần thơ nói lên hết sức sáng rõ quá trình sáng tạo phức tạp của nhà thơ.

Bông hồng vàng và bình minh mưa - K.PaustovskyNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ