Một lần, giữa đám bạn bè, Zola [1]nói rằng trí tưởng tượng là cái hoàn toàn không cần thiết cho nhà văn. Cái mà nhà văn cần cho công việc chỉcó một:đó là sựquan sát chính xác. Như ở ông, ở Zola.Maupassant lúc ấy có mặt ở đấy vặn lại:- Thếcái việc ông viết những cuốn tiểu thuyết lớn mà chỉdựa trên những tinđăng báo và hàng tháng trời không bước ra khỏi nhà thì giải thích ra sao đây?Zola nín lặng.Maupassant cầm lấy mũ,đi ra. Việc bỏvềcủa ông có thểcoi nhưmột cử chỉnhục mạ. Nhưng ông không sợ điềuđó. Ông không cho phép ai, kể cả Zola, phủ nhận trí tưởng tượng.Maupassant, cũng nhưmọi nhà văn khác, rất coi trọng trí tưởng tượng, môi trường tuyệt diệu cho sựphồn vinh của ý sáng tác,đấtđai mang vàng bạc đến cho thơ văn.Trí tưởng tượng là cội nguồn sáng tạo của nghệthuật, là vầng thái dương vĩnh cửu và là Chúa Trời của nó, nhưcác nhà thơcao hứng trong khu La tinh đã nói.Nhưng cái mặt trời chói lọi kia của trí tưởng tượng lại chỉcó thểcháy sáng khiđược cọxát với mặtđất. Nó không thểcháy trong khoảng không trống rỗng. Trong khoảng trống rỗng - nó tắt.Trí tưởng tượng là gì? Dễnhất là trảlời theo cách Gaidarđã trảlời những câu hỏi hóc búa nhưthế. Anh ngờvực nhìn người nói chuyện với mình và hỏi:- Cậu lạiđịnh cho tớvào bẫy chứgì?Đừng hòng! Tớkhông bao giờnói ra đâu.Muốn cho chính mình cũng ít nhiều hiểuđược rõ ràng hơn một sốkhái niệm thì tốt nhất là hãy phân tích chúng nhưkiểu ta nói chuyện với trẻ con.Trẻcon thườngđặt câu hỏi: "Cái này là cái gì?". "Cái này dùngđểlàm gì?", "Tại sao lại nhưthế?". Chúng chưa chịu yên chừng nào chúng ta chưa toát mồhôiđểtìm cho ra câu trảlời, dù chỉtạmđược, cho những câu hỏi của chúng.Nếu người nói chuyện với ta là mộtđứa trẻ đã nóiđược chữ"tưởng tượng" thìcâu chuyện ắt cũng phải diễn ra như thế này:- Thế thì tưởng tượng là cái gì vậy?Nếu ta trảlờiđại khái rằng tưởng tượng là "mặt trời của nghệthuật" hoặc "cái thiêng liêng nhất trong những cái thiêng liêng" của nghệthuật, thì ta sẽnhưchim chích lạc vào rừng, chỉcòn một cách thoát ra là chuồn cho nhanh khỏi người tiếp chuyện.Trẻconđòi cái gì cũng phải rõ ràng. Vì thếchúng ta buộc lòng phải trả lời người tiếp chuyện chúng ta rằng "trí tưởng tượng là mộtđặc tính nằm trong bản chất người".- Nhưng đặc tính gì kia chứ?-Đó là thuộc tính của con người sửdụng vốn quan sátđời sống, ý nghĩ và tình cảm, tạo rađược bên cạnh thực tại một cuộc sống do mình bịa ra với những con người và những sựkiện, cũng lại do mình bịa ra nốt. (Tất nhiên, điều đó phải nói cách sao để cho đơn giản hơn).- Tại sao lại nhưvậy? - người tiếp chuyện ta sẽhỏi -Đã có cuộcđời thật rồi cơ mà. Hà cớ phải bịa ra một cuộc đời khác?Bởi vì cuộcđời thực là lớn lao, phức tạp, con người không bao giờcó thể biết hết cuộcđời trong mọi mặt của nó. Mà có nhiều cái con người còn không thểtrông thấyđược nữa kia, không trải quađược nữa kia. Chẳng hạn, con người không thể đi ngược dòng thời gian ba trăm năm vềtrước để làm học trò của Galilee[2], tham dựcuộc công phá Paris năm 1814, hoặc ngồiởMoskva mà sờ những cột đá hoa ở Acropolis[3]. Hoặc vừađi lang thang trong phốxá Roma, vừa nói chuyện với Gogol. Hoặc ngồi họp trong nhà quốc hội Conventđểnghe những lời nói của Marat[4]. Hoặcđứng trên boong tàuđểnhìn xuống Thái Bình Dươngđầy sao. Có thểgiảnđơn vì ngườiđó chưa bao giờtrông thấy biển. Mà con người lại muốn biết, muốn nhìn thấy, muốn nghe thấy tất cả, muốn được trải qua tất cả. Vàđấy, trí tưởng tượng cho con người những gì mà thực tại chưa kịp cho hoặc không thểcho con người. Trí tưởng tượng lấp đầy chỗ trống trong đời sống con người.Tất nhiênởchỗnày bạn sẽquên khuấy mất người nói chuyện với mình và bắt đầu nói những chuyện mà người đó không tài nào hiểu nổi.Ai có thểvạch một ranh giới rõ ràng giữa trí tưởng tượng và tưduy? Mà làm gì có nó cơ chứ, cái ranh giới ấy.Trí tưởng tượng tạo ra định luật hấp dẫn, nhị thức Newton [5], câu chuyện bi thảm về chàng Tristan và nàng Iseult[6] , bức xạnguyên tử, dinh BộHải quânởLeningrađ, bức "Mùa Thu Vàng" của Levitan, bài Marseillaise[7] , vô tuyến điện, hoàng tử Hamlet [8], tương đối luận và bộ phim Bamby.Tưduy của con người mà vắng trí tưởng tượng thì không thểkhai hoa kết quả, cũng nhưtưởng tượng mà không có thực tếthì nó cũng tuyệt đường sinh nở.Có một câu thành ngữPháp: "Những ý nghĩvĩ đạiđều từtrái tim mà ra". Có lẽnên nói chođúng hơn là những ý nghĩvĩ đại từtoàn bộcon người mà ra. Trái tim, trí tưởng tượng, lý trí,đó chính là môi trường sản sinh ra cái mà ta gọi là văn hóa.Nhưng có mộtđiều mà trí tưởng tượng mạnh mẽcủa chúng ta cũng không hình dung nổi.Đó là sựmấtđi của trí tưởng tượng, nghĩa là của tất cảnhững gì trí tưởng tượngđẻra. Nếu trí tưởng tượng mấtđi, conngười sẽ hết là con người.Trí tưởng tượng là món quà vĩ đại của thiên nhiên, nó vốn có sẵn trong thiên tính của con người.Nhưtôi vừa nói, không có thực tếthì trí tưởng tượng không thểtồn tại. Nóđược nuôi dưỡng bằng thực tế. Mặt khác, tưởng tượngởmột mức nàođó lạiảnh hưởngđếnđời sống của chúng ta,đến công việc và ý nghĩ của chúng ta, đến quan hệ của chúng ta đối với mọi người.Pisarevđã nói rấtđạt vềcáiđó. Ông nói rằng: nếu nhưcon người không thểmường tượng thấy tương lai trong những hìnhảnh sáng sủa và trọn vẹn, nếu nhưcon người không biết mơ ước thì không gì có thểbuộc con người vì cái tương laiấy mà vất vảdựng nên những công trình, tiến hành một cuộcđấu tranh bền bỉ, có khi phải hy sinh thậm chí tính mạng mình.Hạt bụi viễn xứ nào tôi bắt gặp Trên lưỡi dao. Và thế giới quanh tôi Bỗng bừng lên rực rỡ tinh khôiTrong tấm áo choàng sương lung linh màu sắc.Đó là thơ của Blok. Một nhà thơ khác viết:Vũng nước nhỏ đọng hương biển lớn Sa mạc gió về trong viên đá con con.Ôi hạt bụi của những xứsởxa xôi và hònđá trênđường. Hoạtđộng bất kham của trí tưởng tượng thường khởiđầu từnhững hạt bụiấy, những hòn đá ấy. Nhân việc này, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện về một hidalgo[9]già người Tây Ban Nha.Có thể, nhà quý tộcđãđược hưởng những ngày sung sướng, nhưngđến thời gian câu chuyện này xảy ra thì ôngđang sốngđạm bạc trong trang trại của mình ở Castilla[10]. Cơngơi của ông là một miếngđất nhỏvới một ngôi nhàđáảmđạm của tổ tiên để lại, giống như một nhà ngục thời nông nô.Nhà quý tộc sống một mình. Trong nhà chỉcó một bà vúđã già. Bà lão vất vảlắm mới nấuđược bữa cơm xoàng cho ông chủvà không còn nhớ gì hết. Đến nỗi có nói chuyện với bà cũng vô ích.Ngày này qua ngày khác, nhà quý tộc ngồi lỳtrong chiếc ghếbành tơi tả bên cạnh cái cửa sổgô-tích. Chỉcó tiếng hồdán rạn vỡtrong các gáy sách phá tan cái im lặng tĩnh mịch.Thỉnh thoảng ông mới ngó ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài, sừng sững một thân cây khôđen nhưsắt vàởchân trời là một bình sơn tẻngắt kéo dài.Địa phương nàyởTây Ban Nha thật hoang vắng và lạnh lẽo, nhưng nhà quý tộc đã quen với nó.Ông không còn trẻtrung gìđểdấn thân vào những cuộc phiêu lưu mệt nhọc,đầy gió bụi vớiđủthứchuyện bực mình có thểxảy ra. Mà phiêu lưu làm chi trong khi ông không còn bạn bè, thân thuộc trên khắpđất nước của hoàng gia.Cuộcđời ông trước kia ra sao cũng ít người biếtđến. Người ta nói rằng ôngđã có vợvà một mụn con gái xinhđẹp, nhưng cảhaiđềuđã quađờivì bệnh dịch hạch trong cùng một tháng. Từngàyấy ôngđóng cửa nằm lì trong nhà. Cả đến những người lữhành tình cờghé lại vì mưa gió hoặc vì lỡ độ đường, bất đắc dĩ lắm mới ông mới cho họ vào nhà.Một hôm, có một ngườiđàn ông da sạm nắng gió vận áo choàng thô đến gõ cửa nhà ông và buộc con lừa già vào thân câyđen. Trong bữaăn tối, bên lò sưởi rực hồng, y kểcho nhà quý tộc nghe rằng nhờ ơnĐức Mẹy vừa mới trởvềtoàn vẹn sau một chuyến vượt biển nguy hiểm sang phía Tây: chả là đức vua bị một gã người Ý tên là Colombus[11]dỗ ngon dỗ ngọt đã cử sang đó mấy đoàn thuyền.Họ đi suốt mấy tuần lễquađại dương vàđược nghe giọng nói của những người con gái của biển lớn - những nàng tiên cá. Những người con gái với làn tóc dài quấn lấy thân nhưtấm chănđơn, ngọt ngào xin họ cho lên sưởi ấm trên thuyền.Thuyền trưởng hạlệnh cho mọi người khôngđược trảlời những câunăn nỉcủa những cô gáiđầu người mình cá nọ. Thủy thủphẫn nộ. Họ đã mòn mỏi vì thèm khát tình yêu và những cặpđùi mềm mại củađàn bà.Chuyệnđó chấm dứt bằng một cuộc nổi loạn thất bại. Ba kẻcầmđầu bị treo lên gióng buồm.Cứnhưthếhọ đi và gặp một vùng biển chưa từng thấy, phủ đầy rong. Trong rong có những bông hoa lớn màu xanh. Họliền làm lễcầu Chúa và bắtđầuđi vòng qua vùng biển rong kia chođến khi bất thần nhìn thấyởphía chân trời trước mặt một dảiđất mới tuyệtđẹp, chưa ai biết tới bao giờ. Gió từ đất liền mang theo tiếng ìầm dịu dàng của rừng và hương say ngây ngất của cây cỏ.Thuyền trưởng bước lênđài quan sát, rút gươm khỏi vỏvà giơlên trời. Ởmũi kiếm bùng lên một ngọn lửa vàng - dấu hiệu báo rằng cuối cùng họ đã tìm rađất nước Eldorado, nơi ngọn núi nào cũngđầy bạc, vàng và châu báu.Nhà quý tộc im lặng nghe câu chuyện của khách.Rađi, ngườiđàn ông lấy trong túi da ra một cái vỏ ốc màu hồngởxứ Eldorado tặng nhà quý tộc giàđểcảmơn ôngđã choăn và ngủlại.Đó là một thứ đồ chơi, không đáng giá, vì thế nhà quý tộc vui lòng nhận.Ngườiđàn ôngđi rồi thìđếnđêm trời nổi giông. Những tia chớp chậm chạp sáng lên và tắt đi trên bình nguyên sơn thạch.Cái vỏ ốc nằm trên bàn, bên giường nhà quý tộc.Nhà quý tộc chợt tỉnh giấc và nhìn thấy cái vỏ ốc sáng rực lên trong ánh chớp của lửa trời. Trong lòng ông lóe lên và tắtđi hìnhảnh của một xứ sở thần tiên đầy ánh sáng hồng, bọt biển và mây trắng.Tia chớp tắt. Nhà quý tộcđợiđến tia chớp sau và nhìn thấy trong vỏ ốc cái xứsởkia rõ nét hơn lần trước. Từnhững bờbiển dựngđứng, những dòng thác rộng chảy ra biển, sủi bọt và lấp lánh. Cái gìđây? Có lẽlà những dòng sông. Nhà quý tộc nhưcảm thấy cảcái tươi mát của những dòng sông ấy. Bụi nước phả vào mặt ông.Ông ngỡcảm giácđó là của giấc mơchưa dứt,đứng dậy, kéo ghếlại bên bàn, ngồiđối diện chiếc vỏ ốc, cúi xuống và không hiểu sao mà timđập mạnh, ông cốquan sát kỹnhững chi tiết khác của cái xứsởnằm trong vỏ ốc kia. Nhưng những tia chớp thưa dần và sau cùng tắt hẳn.Nhà quý tộc không dám châm nến, sợánh sáng thô lỗcủa nó sẽlàm ông tin rằng những gì ôngđã thấy chỉlàảo giác và không có xứsởnào trong lòng vỏ ốc hết.Ông ngồi chođến sáng. Trong ánh nắng bình minh cái vỏ ốc chỉcòn là một cái vỏ ốc bình thường. Trong lòng nó chẳng có gì khác ngoài cái ánh sáng mờnhưsương phải khó khăn lắm mới nhận thấy. Hệt nhưcái xứ sở bí ẩn kia trong một đêm đã lùi xa ra hàng ngàn dặm.Ngay ngày hômấy nhà quý tộcđi Madrid và quỳxuống trước mặt vua, cầu xinđức kim thượng ban cho ông mộtđặc ân; cho phép ông tựbỏ tiền ra sắm một chiếc thuyềnđể đi vềphương Tây tìm cái xứsởkhông ai biết tới kia.Nhà vua vốn nhânđức liền chấp nhận lời cầu khẩn của ông. Sau khi ông lùi ra, nhà vua nói với tả hữu:- Nhà quý tộc kia rõ là một thằng khùng! Hắn ta có thểtìmđược cái gì vớiđộc một chiếc thuyền thảm hại? Nhưng thôi kệ, Trời soiđường chỉ lối cho cảnhững kẻmất trí. Chưa biết chừng lão giàấy lại mang về được cho ngai vàng của ta những miền đất mới cũng nên.Suốt mấy tháng trời nhà quý tộcđi vềhướng Tây. Ôngăn rất ít và chỉ uống nước. Sựhồi hộp khiến thân hình ông quắt lại. Ông cốkhông nghĩ đến cái xứsởthần tiên kia, sợrằng chẳng bao giờông có thể đặt chân đếnđấy. Và sợrằng khiu ôngđược nhìn thấy nó thì nó lại là một bình nguyên đáng ngán toàn cỏ và những cột bụi xám ngoét bị gió xua đuổi.Nhà quý tộc cầu xin Đức Mẹ, đừng bắt ông phải thất vọng.TượngĐức Mẹkhắc mộc mạc bằng gỗgắnởmũi thuyền.Đức Mẹbay nhanh, nghiêng ngả đàng trước con thuyền lướt sóng.Đôi mắt xanh của Đức Mẹmởtođămđăm nhìn vềphía biển xa. Trên làn tóc mạvàngđãrạn nứt và chiếc áo choàngđỏthẫm bạc màu, những giọt nước bắn lên lấp lánh.- XinĐức Mẹhãy chỉ đường dẫn lối cho chúng con! - nhà quý tộc cầu khẩn - Không lẽnào lại không có xứ ấy. Con nhìn thấy nó rõ lắm mà, trong giấc mơ cũng như trong lúc tỉnh.Một hôm, vào lúc chiều tối, thủy thủvớtđược một cành cây gãy.Đó là dấu hiệu gần tới đất liền.Cành cây phủdày những lá lớn giống nhưnhững chiếc lôngđàđiểu. Từ lá cây bốc lên một hương vị ngọt ngào và tươi mát.Đêm ấy trên thuyền không ai ngủ.Và cuối cùng, trong ánh sáng rực rỡcủa ban mai, một xứsởtráng lệvới những bức tườngđá muôn màu của những rặng núi kéo dài từ đầu này đếnđầu kia biển cảhiện ra. Những dòng sông trong suốt từnhững rặng núiấyđổxuốngđại dương. Trên màu xanh của rừng hàngđàn chim vui vẻbay lượn. Lá rừng rậmđến nỗi chim chóc không luồn vào trong được và vì thế chúng cứ phải lượn mãi trên những ngọn cây.Một hương vịtràn trềhạnh phúc của hoa trái từtrong bờbay ra. Tưởng như mỗi ngụm hương vị đó đưa cái bất tử vào trong lồng ngực.Mặt trời lên và cái xứsởngập trong bụi nước bay ra từnhững dòng thác bỗng bừng lênđủmọi màu sắc, những màu sắc chỉcóđược khi ánh mặt trời khúc xạ trong những bình pha lê nhiều cạnh.Đất nướcấy long lanh nhưmột dải thắt lưng bằng kim cương mà nữ thần trinh bạch của trời và ánh sáng đã bỏ quên trên bờ biển.Nhà quý tộc quỳxuống, giơhai tay run rẩy vềphía mảnhđất chưa người biết tới và nói:- Cảmơn người, tiên kiến của ta. Lúc tađã gầnđất xa trời ngươi cho ta thèm nhớnhữngđiều mới lạvà bắt tâm hồn ta phải mệt mỏi vì mơ ước được nhìn thấy một xứsởhạnh phúc. Nếu không thì không khi nào ta được trông thấy nó vàđôi mắt ta sẽkhôđi, sẽmùđi trước cảnh bình nguyênđơnđiệu. Ta muốn lấy tên con gái ta là Florenziađặt cho mảnh đất hạnh phúc này.Từ đất liền hàng chục cầu vồng nhỏchạy rađón con thuyền. Trước cảnh đó nhà quý tộc hoa mắt. Mặt trờiđã thắp những chiếc cầu vồngđó trong bọt thác, nhưng không phải chúngđang chạy lại gần thuyền mà chính là thuyền đang đi lại gần chúng.Những cánh vải rít trên cột buồm và những lá cờlễvừađược kéo lênhân hoan bay phần phật.Nhà quý tộc ngã sấp xuống boong tàuẩmướt vàấm áp. Ôngđã cấm khẩu. Trái tim mệt mỏi của ông không chịuđựng nổi niềm vuiđộc nhất và vĩ đại mà Chúa đã ban cho ông ngày hôm ấy.Nhà quý tộc qua đời.Người ta nói rằngđất nước vềsau này mang tên Floridađãđược tìm ra là như thế.Có lẽcũng chẳng cần giải thích câu chuyệnđó. Nhưng cũng nênđánh dấu lại những khâu chính của nóđểcho một ý nghĩnày thêm sáng tỏ. Đó là trí tưởng tượngđược cuộc sống sinh ra,đến lượt nóđôi khi lại có lần ngự trị cuộc sống.Người khoác áo choàng thôđãđánh thức trí tưởng tượng trong nhà quý tộc. Từphútđó, trí tưởng tượngđã choán hết tâm trí nhà quý tộc già và chỉ vì thế mà ông đã nhìn thấy trong lòng chiếc vỏ ốc một xứ sở kỳ lạ.Một trong nhữngđặc tính của trí tưởng tượng con người tinởnó. Nếu không có lòng tinấy, trí tưởng tượng sẽchỉlà một trò chơi vô vịcủa trí óc, là chiếc kính vạn hoa vô nghĩa của con trẻ.Niềm tin vào hìnhảnh tưởng tượng chính là cáiđộng lực buộc con người tìm trong cuộcđời cái mà mình tưởng tượng ra, chiếnđấuđểbiến nó thành sựthực, cáiđộng lựcấy buộc con ngườiđi theo tiếng gọi của tưởng tượng, nhưnhà quý tộc kiađãđi theo và sau hết - tạo ra trong thực tế cái mà mình tưởng tượng thấy.Nhưng trước hết và mạnh hơn hết, tưởng tượng gắn bó với nghệthuật, văn học và thi ca.°° °Tưởng tượng dựa trên trí nhớ, còn trí nhớthì dựa trên những hiện tượng của thực tại. Những nguồn dựtrữcủa trí nhớkhông phải là một cái gì hết sức hỗnđộn. Có một quy luật,đó là quy luật liên tưởng, hay như Lomonosov[12]gọi, "quy luật liên hình dung". Quy luậtấy sắp xếp tất cảmớhỗnđộn của kýức dựa trên sựtươngđồng vềhình thức hoặc theo sựgần gũi về thời gian và không gian - nói cách khác là khái quát hóa chúng - rồi kéo chúng vào một chuỗi mắt xích liên tục. Chuỗi mắt xích liên tưởng là sợi chỉ dẫn đường cho trí tưởng tượng.Sựphong phú vềliên tưởng chứng tỏsựphong phú của thếgiới bên trong của nhà văn. Có cái phong phúấy thì ý nghĩnào,đềtài nào cũng có thể lớn phổng lên bởi những nét sinh động bám vào nó.Có những nguồn nước khoángđậmđặc. Chỉcầnđặt vàođấy một cành lá hay một cáiđinh, cái gì cũngđược,trong một thời gian ngắn chúngđãđược rất nhiều tinh thểtrắng bao bọc và biến thành những tác phẩm nghệthuật thực sự.Đối với ý nghĩcủa con ngườiđượcđặt trong nguồn trí nhớcủa chúng ta, trong cái môi trườngđậmđặc của liên tưởng, hiện tượng cũng tương tự như vậy. Ý nghĩ biến thành tác phẩm nghệ thuật.Có thể đưa ra bất cứthí dụnào vềliên tưởng. Nhưng cần phải nhớrằng liên tưởngởmỗi ngườiđều liên quan chặt chẽvới cuộcđời, tiểu sử, ký ức của họ. Vì thếnhững liên tưởngởngười này có thểhoàn toàn khác hẳn liên tưởngởngười kia. Cùng một từgợi những liên tưởng khác nhau trong những con người khác nhau. Nhiệm vụcủa nhà văn là truyềnđạt, hoặc nhưngười ta thường nói, làm cho những liên tưởng của mìnhđếnđược với ngườiđọc và gợi lênởngườiđọc những liên tưởng tương tự.Lomonosovđãđưa ra một thí dụ đơn giản vềliên tưởng trong cuốn "Tu từhọc" của ông. Theo lời Lomonosov thì liên tưởng "là năng khiếu tinh thần từmột vậtđã thấy, nghĩngayđến, một cách tổng quát, những vật khác có liên quan chặt chẽvới nó, thí dụ: khi trong óc nghĩ đến cái tàu thủy thì ta tưởng tượng ra cùng một lúc với nó biển, trênđó tàu thủyđi, với biển, - bão, với bão - sông, với sông - tiếngđộngởbờbiển, với bờ biển - những tảng đá v. v...Đó là kiểu liên tưởng gọi là liên tưởng "giáo khoa". Thông thường, liên tưởng phức tạp hơn nhiều lắm.Tiện đây tôi xin đưa một ví dụ về liên tưởng."Lúc này tôiđang viết trong một ngôi nhà nhỏtrên những cồn cátởvịnh Riga. Trong phòng bên, một con người vui tínhđangđọc to những vần thơcủa mình.Đó là nhà thơImmermanis, người Latvya. Anh vận chiếc áo lenđan màuđỏ. Tôiđã nhìn thấy một chiếc áo len nhưthế đã lâu lắm, từtrước chiến tranh, trên mình nhàđạo diễn Eizenshtein. Tôi gặp Eizenshtein[13]trong một phốAlma-Ata. Ôngđang cầm một gói sách vừa mới mua. Sách ông chọn hơi lạ: chỉdẫn vềchơi bóng chuyền, hợp tuyển giáo khoa lịch sử trung cổ, sách học đại số và cuốn Susima của Novikov Priboy.-Đạo diễn phải biếtđủthứ. Và tìm cách biểu hiện bằng hìnhảnh chođủ mọi thứ - Eizenshtein nói.Tôi hỏi:- Cho cả những công thức đại số sao?- Dĩ nhiên! - Eizenshtein trả lời.Nhà thơVlađimir Lugovskoy lúcấyđang viết một bài thơtrường thiên. Trong đó có một chương nói về Eizenshtein dưới đầu đề: "Alma-Ata[14], thành phốcủa những giấc mơ". Trong bài thơcó tảnhững chiếc mặt nạMehico treo trong phòng Eizenshtein. Ông tha chúng vềsau chuyến đi Trung Mỹ.Nói chung, toàn bộlịch sửxâm chiếm châu Mỹlà lịch sửsựxỏlá của loài người. Cần phảiđặt tên cho nó nhưvậy. Cái tên "XỏLá"đượcđặt cho một cuốn tiểu thuyết lịch sửthì rấtđạt. Nó sẽkêu vang nhưmột cái tát.Ôi, những cuộc tìm kiếm đầu đề cực nhọc, thường xuyên.Nghĩra tên sách là một cái tài riêng. Có những người viết hay nhưng lại không biết đặt tên cho tác phẩm của mình. Và ngược lại.Cũng nhưcó những người kểchuyện hay nhưng lại viết tồi. Họchỉbiết tán. Cần phải có một tài năng khỏe nhưGorkyđểcó thểkểnhiều lần chỉ một câu chuyện thôi và rồi lại viết nó ra một cách mới, khác hẳn câu chuyện miệng. Mà kểchuyện thì Gorky rất tuyệt. Một câu chuyện thậtở miệng ông lập tứcđược phong phú thêm bằng rất nhiều chi tiết. Cứmỗilần kể, cũng một câu chuyệnấy, những tình tiết lại mỗi lúc mỗi nhiều thêm, mỗi khácđi, nó thành ra lý thú hơn. Những câu chuyện miệng của Gorky thực ra là những sáng tác chính cống. Vì thếmà Gorky chán ngán hết sức khi phải tiếp xúc vớiđám người nhạt nhẽo và chính xác dám nghi ngờtính xác thực của những chuyện ông kể. Ông chau mày, thôi không kểnữa, và hình nhưôngđã nói: "Sống với cácđồng chí trên thếgiới này ngán lắm, cácđồng chíạ!". Nhiều nhà văn cũng có tài dựa trên cơsởnhững sựkiện thật tạo ra những chuyện kểmiệng nhưthế.Đặc biệt là Mark Twain[15]. Một nhà phê bình chiếnđấu cho những sựthật vặt vãnhđã buộc Mark Twain vào tội dối trá. Mark Twain nổiđóa: "Ông làm gì có quyền phán xét tôi nói dối hay không nói dối, trong khi chính ông không biết cả đến cách nói dối tồi tệnhất và cũng chẳng hiểu người ta nói dối như thếnào? - Mark Twain nói với nhà phê bình - Muốn quảquyết một cách mạnh dạn nhưthếcần phải có nhiều kinh nghiệm trong chuyệnđó, ông bạnạ. Mà ông thì không có kinh nghiệm và không thểnào có nóđược.Trong lĩnh vực này, ông là kẻ dốt nát và ngu ngốc".Inf kểlại rằng trong một thành phốnhỏ ởquê hương Mark Twain ông thấy có tượng Tom Sawyer, Huckleberry Finn. Trong bức tượng, Finn nắmđuôi một con mèo chết.Ờnhỉ, tại sao ta lại không dựng tượng các nhân vật văn học? Thí dụ tượng Don Quixote[16]hay Gulliver[17], Pavel Korchagin, Tatiana Larina, Taras Bulba, Pier Bezukhov, Ba chị em của Chekhov, Maksim Maksimych hay Bela của Lermontov?[18]Tất cảnhữngđiều tôi viết raởtrên là cái dây xích liên tưởng. Sốlượng những liên tưởng có thểlà vô tận. Nếu như đặt mắt xíchđầu vào mắt xích cuối của các liên tưởngấy lại bên nhau - cái áo lenđỏvà tượng Bela- thì, lẽdĩnhiên, tất cả đườngđi của liên tưởng sẽgiống nhưsựmê sảng.Tôi nói nhiều vềliên tưởng chỉvì nó tham gia rất chặt chẽtrong sáng tác.Trong câu chuyện dài dòng vềtrí tưởng tượngởtrên kia chỉcó một điểm là rõ ràng: nếu không có tưởng tượng thì không có văn xuôi thật sự và cũng chẳng có thơ.Có lẽ Bestuzhev - Marlinsky đã nói về tưởng tượng hay hơn hết thảy:"Cái hỗn mang là tiền thân của sựsáng tạo ra một cái gì chân thực, cao cảvà nên thơ. Chỉcần có tia sáng của thiên tài chọc thủng bóng tốiấy. Những hạt nhỏ đấu tranh với nhau, ngang sức nhau còn lại tới nay sẽ được tình yêu và sựhòa hợp làm cho tái sinh, chúng sẽcùng chảy vào một hạt mạnh mẽnhất, sẽgắn chặt với nhau, sắp xếp thành những tinh thểlóng lánh, sẽhiện lên nhưnhững ngọn núi, sẽtràn trềnhưbiển, và một sức sống sinhđộng sẽviết những chữtượng hình khổng lồlên trên thế giới mới".Đêmđến và sức mạnh của tâm hồn từtừtrỗi dậy. Tạm thời nó chưa có tên. Ta sẽgọi nó bằng cái gìđây? Tưởng tượng, hoang tưởng, sựthâm nhập vào những lỗhổng nhỏnhất của ý thức con người chăng, cảm hứng chăng? Niềm phấn khởi trong tâm hồn hay là sựbình yên? Niềm vui hay nỗi buồn? Ai biết được!Tôi tắtđèn vàđêm bắtđầu từtừsáng. Ánh tuyết phản chiếu ngấm vào đêm tối. Vịnh biển trong băng. Nhưmột chiếc gương mờkhổng lồ, nó ánh lênđêm tối và biếnđêm tối thành cái tranh tối tranh sáng trong suốt.Trông rõ những ngọn thông Baltic. Ngoài xa, những chuyến tàu chạy điệnđi ngang, dội lên tiếngầmầm lớn dầnđềuđặn. Và lại yên lặng, cái yên lặngđặc biệt, tưởng chừng nghe rõ cảtiếng xào xạc nhỏnhất của những cây tùng bách ngoài cửa sổvà tiếng lách tách khe khẽkhó hiểu. Tiếngấy trùng hợp với những tia sáng lóe ra từnhững vì sao. Có lẽ băng giá từnhững vì sao rơi xuống và khe khẽkêu lên những tiếng lách tách và leng keng.Trong nhà vắng lặng. Một mình tôi. Ngay cạnh tôi là biển cảngoài trăm dặm. Bên kia những cồn cát là nhữngđầm lầy rộng lớn và những khu rừng thấp... Không ai có bên mình. Nhưng chỉcầnđốtđèn lên, ngồi xuống trước bàn và bắtđầu viết bất kỳvềmột chuyện nàođó, thếlà cảm giác côđộcđã mấtđi rồi. Tôi không phải chỉcó một mình. Từcăn phòng nhỏhẹp này tôi có thểnói chuyện với hàng vạn người, với cảthế giới. Tôi có thểkểcho họnghe bất cứcâu chuyện nào, làm cho họvuihoặc buồn, gợi lên trong họsựsuy nghĩhoặc niềm căm giận, tình yêu và lòng trắcẩn, làm người dẫnđường, cầm tay họmà dắt họ đi trong cuộc đời. Cuộcđờiđược xây dựngở đây, trong bốn bức tường này, nhưng nó vượt thoát ra vũ trụ.Cầm lấy tay họmàđưa họ điđón bình minh. Bình minh nhấtđịnh sẽ đến.Ở đàngđông nóđã bắtđầu chọc thủng mànđêm và soi sáng chân trời bằng một màu xanh rất nhạt tạm thời còn xa lắc.Tôi vẫn chưa biết mình sẽviết gì. Ý nghĩtrong tôi không khác gì nỗi bồi hồi, niềm mongước muốn truyềnđạt cho người khác tất cảnhững gì đang tràn ngập trí óc tôi, trái tim tôi, toàn bộcon người tôi. Ý nghĩcó trong tôi, nhưng nó sẽ đổ điđâu, sẽtìmđược cách diễnđạt nào, chính tôi cũng chẳng rõ. Nhưng tôi biết tôi sẽviết vì ai. Tôi sẽnói chuyện với cảthếgiới. Thật là khó, gần nhưkhông thểnào mường tượng ra bằng hình ảnh khái niệm đó - cả thế giới.Bao giờta cũng nghĩvềmột người nàođó, dù chỉlà một em gái bé có đôi mắt sáng long lanh, cái em béđã chạy trên cánhđồng cỏ đón tôiđể khi chạy tới nơi, nắm lấy khuỷu tay tôi mà nói, thở dốc vì chạy nhanh:- Cháuđợi chúở đâyđã lâu lắm rồi. Cháuđã háiđược một bó hoa vàđọc thuộc lòng chín lần chương thứ hai cuốn Evgeny Onegin[19]. Mọi ngườiđangđợi chúởnhà, quanhđi quẩn lại có bằngấy người, buồn lắm. Chú kểcho mọi người nghe ngayđi, lúc chúởhồcó chuyện gì xảy ra và nhớbịa thêm một cái gì cho thú vị. Hay không, chú đừng bịa, mà cứkểnhưthựcấy, bởi vì cứthếthôi trên những cánh đồng cỏnàyđãđẹp lắm và hoa tường vìđã bắtđầu nởlần thứhai. Thú quá, chú ạ!Mà cũng có thể, tôi sẽkểcho một ngườiđàn bà mà cuộc sống của người đó gắn bó với cuộc sống của tôi, bởi những năm khó khăn, sung sướng và dịu dàng, gắn bó chặt chẽ đến nỗi ngày nay không có gì có thểlàm chúng tôi sợ hãi.Mà có thể, tôi viết cho bạn bè tôi. Vào tuổi tôi, bè bạn mỗi năm một thưa dần.Nhưng nói cho cùng, tôi viết cho những ai muốn đọc những dòng này. Tôi không biết tôi sẽviết gì. Có lẽtại tôi muốn nói quá nhiều và cònchưa chọnđược trong những ý nghĩcủa mình một ý nghĩcó khảnăng nhưcục nam châm hútđược tất cảnhững ý nghĩkhác vềnó và bắt chúng nằm vào trong câu chuyện một cách gọn gàng.Trạng thái ấy quen thuộc đối với tất cả những người cầm bút. Turgenev nói:- Không phải vô cớmà những nhà thơ đã nóiđến cảm hứng. Tất nhiên nàng thơkhông phải từ đỉnh Olympus xuống với họvà mang tới cho họ những bài ca viết sẵn, nhưng trong họcó một tâm trạngđặc biệt, giống như là cảm hứng. Những vần thơ của Fet[20]bịngười ta giễu cợt rất nhiều, trongđó ông nói rằng chính ông cũng không biết mình sẽhát gì, nhưng "bài ca tựnó sẽchín",đã nói lên rất đúng tâm trạng trên. Có những phút ta cảm thấy muốn viết nhưng chưa biết ta sẽviết gì, cóđiều ta biết trước rằng mình sẽviết. Tâm trạngấy được các nhà thơgọi là "thiên giáng". Những phútấy là nguồn khoái cảm duy nhất của người nghệsĩ. Nếu không có những phút nhưthếthì chẳng ai muốn viết. Sauđó, khi phải xếp dọn cho có thứtựtất cảnhững gìđang quay cuồng trongđầu, khi phải biểu hiện tất cảnhững cáiđó trên mặt giấy, thì cái ray rứt mới bắt đầu".Đangđêm bất thần xuất hiện một âm thanh.Đó là tiếng còi của một con tàu thủy ở xa. Nó từ đâu đến đây, trong vùng băng giá này?Ngày hôm qua báo chí Riga loan tin có một chiếc tàu phá băng từ Leningrađ vào vịnh. Chắc đấy là tiếng còi của nó.Tựnhiên tôi nhớ đến câu chuyện của một viên hoa tiêu tàu phá băng kể rằng khi len lỏi qua vịnh Phần Lan, ông bắt gặp trên mặt băng một ôm hoađồng giản dị đã héo. Hoa bịtuyết phủ đầy. Aiđãđánh rơi chúngở đây, trên hoang mạc băng tuyết này? Chắc chúngđã rơi từmột con tàu nào đó khi nó phá vỡ lớp băng mỏng đầu tiên.Hình tượng nảy ra. Với một sức mạnh không hiểu nổi vì sao mà có, nó dẫn ta tới với một câu chuyện thần kỳ còn chưa rõ nét.Cần phải khám phá rađiều bíẩn của những bông hoa chết cóng kia. Mọi ngườiđều cùngđoán. Người nào trông thấy những bông hoa kiacũng đều có những phỏng đoán của mình.Tôi cũng có những phỏngđoán của tôi, mặc dầu tôi không trông thấy những bông hoaấy. Không biết có phải chính là những bông hoa của em gái bé chạy lạiđón tôiđã nhặt trên nhữngđồng cỏkhông? Hẳn vẫn là những bông hoaấy. Nhưng tại sao chúng lại rơi trên băng? Cáiđó chỉ có thểxảy ra trong một chuyện thần tiên, thứchuyện không thèmđếm xỉa đến giới hạn trong thời gian cũng như trong không gian.Tựnhiên ta nghĩngayđến mối quan hệ đặc biệt, thuần túyđàn bàđối với hoa. Nó khác hẳn với cái mà cánhđàn ông chúng ta có.Đối với chúng ta, hoa là vật trang trí.Đối vớiđàn bà, hoa là những sinh vật, những vịkhách từcái thếgiới mà chúng ta, những người lớn tuổi và bận rộn làm ăn chỉ thấy nó khi đi ngang và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả.Đáng giận là buổi bình minh vào sáng quá nhanh. Ánh sáng ban ngày có thểxuađi những ý nghĩmà tôi vừa nói trên, làm cho chúng trởthành tức cười dưới tầm mắt những người nghiêm nghị.Gặp ánh mặt trời, nhiều câu chuyện huyền hoặc co rúm lại và lẩnđi như những con sên thu mình vào trong vỏ.Đúng thế, câu chuyện thần tiên, tuy còn chưa rõ nét, nhưng nóđã ra đời. Hầu nhưkhông thểnào ngăn nổi những câu chuyện thần tiên, những truyện ngắn truyện dài, một khi chúngđã hình thành. Cáiđó chẳng khác gì giết chết một sinh mạng. Chúng ta bắtđầu tựlớn lên trong ý thức của chúng ta.Và cuối cùng,đãđến lúc câu chuyện thần tiênđượcđưa lên mặt giấy. Phần nhiều khi viết nó ra, ta cũng cảm thấy chật vật chẳng khác gì muốn truyềnđạt bằng lời cái hương thơm phảng phất của cỏ. Khi viết truyện, hầu nhưta phải nín thở đểkhỏi làm bay mất lượt bụi mỏng manh phủtrên mình nó. Và phải viết cho thật nhanh, bởi vì ánh thấp thoáng của hình bóng và những cảnh riêng biệt nhẹnhàng, trôi qua nhanh lắm. Khôngđược chậm chạp, khôngđược tụt lạiđàng sau bước chạy của trí tưởng tượng.Câu chuyện thần tiênđã viết xong. Và ta lại muốn một lần nữa, với lòng biếtơn,được nhìn vào trong nhữngđôi mắt sáng long lanh, nơi câu chuyện sẽ sống mãi đời đời.Chú thích:[1]Émile Zola (1840-1902), nhà văn Pháp. [2]Galileo Galiee (1564-1642), nhà vật lý và thiên văn người Ý. [3]Acropolis (tiếng Hi Lạp akros = cao nhất,: polis = thành phố), công trình kiến trúc ở Athenaa, thế kỷ 5 trước C. N.[4]Marat, Jean Paul (1743-1793), nhà báo, nhà chính trịnổi tiếng trong cuộcĐại cách mạng Pháp 1789.[5]lsaac Newton (1643 - 1727) nhà toán học kiêm vật lý học Anh. [6]Tristan và Iseult, truyền kỳvềmột chuyện tình bi thảm thời trung cổ, trongđó hai người yêu nhau chỉ đượcđoàn tụsau cái chết. Nhạc sĩ Wagnerđã làm một opera theođềtài này. Câu chuyện dân gian truyền khẩu còn có tên là Tristram và Iseult, Tristan và Isolde.[7]La Marseillaise, quốc thiều Pháp,được phổbiến rộng rãi trongĐại cách mạng Pháp 1789,đầu tiên do Rouget de Lisle, sĩquan trong quânđoàn sông Rhin sáng tác cho quân đoàn.[8]Nhân vật trong vở kịch cùng tên của Shakespeare. [9]Tước quý tộc thấp nhất trong các hàng quý tộc Tây Ban Nha.[10]Một tiểu vương quốc phía Bắc Tây Ban Nha. [11]Columbus, Christopher (hoặc, theo tiếng Ý Cristoforo Colombo, tiếng Tây Ban Nha Cristóbal Colón) (1451-1506), nhà du hành hàng hải Ý - Tây Ban Nha, người đầu tiên tìm ra châu Mỹ.[12]Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711-1765), nhà văn, nhà hóa học, nhà thiên văn học Nga.[13]Sergey Mikhailovich Eizenshtein (1898-1948),đạo diễn phim, nhà lý thuyết điện ảnh Nga.[14]thủ đô của Cộng hòa Kazakhstan. [15]Mark Twain, bút danh của Samuel Langhome Clemens (1835-1910), nhà văn Hoa Kỳ.[16]Bản dịch ở Việt Nam trong thập niên 60 có tên Đôn Kihôtê. [17]Nhân vật trong cuốn "Gulliver Du Ký" của Johnathan Swift (1667-1745, bút danh của Isaac Bickerstaff).[18]Các nhân vật trong các tác phẩm lớn của các nhà văn nhà thơcổ điển Nga và Liên Xô (cũ).[19]Tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ A. Pushkin. [20]Nhà thơ Nga đầu thế kỷ 20.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bông hồng vàng và bình minh mưa - K.Paustovsky
Tiểu Thuyết ChungTruyện đăng lên với mục đích đọc off và chia sẻ với các bạn. Mọi bản quyền thuộc về tác giả cũng như nhà xuất bản, người dịch truyện ! Vì được chuyển về từ bản pdf nên sẽ có nhiều lỗi dính chữ, chính tả, trình bày. Trong quá trình đọc truyện mình sẽ...