Từthịtrấn Chernobyl tôiđáp tàu thủy vềKiev theo sông Pripyat. Mùa hè, tôi sống trong trang viên xơxác của viên tướng hồi hưu họ Levkovich -ởgần Chernobyl. Thầy học tôi kiếmđược cho tôi một chân gia sưtrong nhà viên tướng nọ. Nhiệm vụcủa tôi là kèm cho cậuấm gà tồ con ông tướng thi lại hai môn thuộc học kỳ đầu trong niên khóa.Ngôi nhà cũkỹcủa viênđiền chủnằm trên một vùngđất thấp. Tốiđến, sương mù lạnh lẽo cuồn cuộn bốc quanh nhà.Ếch nhái kêu inhỏi trong những đầm lầy lân cận và mùi đỗ quyên xông lên phát nhức đầu.Mấyđứa con trai dởhơi của Levkovichđứng ngayởhàng hiên dùng súng trường bắn vịt trời trong bữa trà tối.Levkovich - một ngườiđàn ông phì nộn, dữtợn, với bộriađiểm bạc và đôi mắtđen trợn trừng - suốt ngày ngồi lì trong cái ghếmềmđặt ngoài thềm, thởdốc vì suyễn. Thỉnh thoảng ông ta lại hét toáng lên bằng giọng khàn khàn:- Không phải giađình nữa, mà là một lũvô công rồi nghề! Một quán rượu! Rồi ông tống cổtuốt tuột chúng bayđi cho mà xem!Đừng hòng hưởng gia tài của ông!Nhưng chẳng có aiđểýđến những tiếng la hét của ông ta. Bà vợnắm tay hòm chìa khóa trang trại. "Mađam Levkovich" là một ngườiđàn bà chưa già, lẳng lơ, nhưng bo bo bom bỏm. Suốt mùa hè bà ta mang cái cóoc-xê kêu sột soạt.Ngoài lũcon trai vô công rồi nghề, Levkovich còn một mụn con gái trạc hai mươi. Tên côảlà "Jeanne d'Arc". Suốt từsángđến tối côảngồi trên lưng con ngựa ô hung tợn, theo cáchđàn ông, mà phóng ào ào. Ra cái điều ta đây ngang tàng.Cô ta thích lặpđi lặp lại một tiếng, hoàn toàn vô nghĩa trong hầu hết trường hợp: "Coi khinh!".Khi người ta giới thiệu tôi với cô ta, côảngồi nguyên trên ngựa mà nhìn thẳng vào mắt tôi, rồi chìa tay ra, phán:- Coi khinh!Tôi chán ngán, chẳng biếtđến khi nào mới thoátđược cái giađìnhđiên điên khùng khùngấy và cảm thấy nhẹhẳn người khi rốt cuộc rồi cũng ngồi lênđược cáiđệm cỏphủvải gai trên chiếc xe tảiđồvà người xà ích, bác Ignati Loyola (trong nhà Levkovich mọi ngườiđều mang những tên lịch sử), tục gọi Ignat, nắm lấy sợi thừng thay cho cương ngựa và chúng tôi thủng thẳng đi về hướng Chernobyl.Vừa ra khỏi cổng nhà, xe chúng tôiđã lọt ngay vào cái tĩnh lặng triền miên của cánh rừng thấp.Mãi chiều tối chúng tôi mới lếtđược tới Chernobyl vàđành phải ngủlại trong một quán trọ. Tàu thủy đến chậm.Chủ quán là một người Do Thái đứng tuổi, họ Kusher.Kusherđểtôi ngủtrong một căn phòng hẹp với những bức chân dung ông bà ông vải ông ta - những ông lão râu bạcđội mũchỏm bằng lụa, những bà lão mang tóc giảvà quấn khăn thêu. Mắt các bà lão trong tranh đều đẫm lệ.Từngọnđèn trong bếp, mùi dầu hỏa hôi rình xông lên sặc sụa. Vừa mới ngảmình xuống cáiđệm nhồi lông chim dày cộp, tôiđã bịhằng hà sa số rệp từ mọi ngóc ngách xông ra tấn công.Tôi chồm dậy, hấp tấp mặc quần áo, bước ra thềm. Ngôi nhàởngay cạnh dải cát bờsông. Dòng Pripyat mờmờlấp loáng. Trên bờsông, gỗ ván xếp từng chồng.Tôi ngồi xuống ghếdài ngoài thềm, xốc cổáo choàng học sinh lên.Đêm lạnh. Tôi thấy rét.Có hai người lạmặt ngồi trên bậc thềm. Trong bóng tối tôi không nhìn rõ mặt họ. Một người hút makhorka, người kia ngồi gập mình, hình như đang ngủ. Từtrong sân vọng ra tiếng ngáy nhưsấm của bác Ignati Loyola. Bác ngủngay trênđệm cỏkhô trong xe và giờ đây tôi ghen với bác.- Rệp hả?Người hút makhorka cất giọng the thé hỏi tôi.Nghe tiếng, tôi nhận ra anh ta.Đó là một anh chàng Do Thái thấp bé, mặt khóđămđăm, chânđiủng dạkhông tất. Khi tôi và bác Ignati Loyola vừađếnđây, anh ta mởcổng cho chúng tôi vào sân vàđòi trả công mười kopek. Tôi cho anh tađồng một hào. Kusher nhìn thấy, từ bên trong cửa sổ kêu ầm lên:- Cút ngay lập tức khỏi nhà tao,đồkhốrách áo ôm! Tao nói mày có cả nghìn lần rồi!Nhưng anh chàngđiủng dạthậm chí chẳng buồn nhìn lại Kusher. Anh ta nháy mắt với tôi, bảo:- Ông thấy chửa? Bất cứmộtđồng cắc nào cũng làm hắn ta bỏng tay. Hắn rồi chết vì tiền cho mà xem, ông cứ nhớ lấy lời tôi!Khi tôi hỏi Kusher về anh chàng nọ thì ông ta miễn cưỡng đáp:- Thằng Yoskađấy mà! Cái thằngấy nó dởngườiđấy! Nhưng mà, tôi hiểu cậu nghĩgì rồi... Cóđiều, nếu cậu chưa biết sống thếnào cho phải đạo thì xin cứtrọng thiên hạtrướcđã. Chớcó nhìn người bằng nửa con mắt.- Này ông, ông còn phải trảthêm tiền rệp cho Kusher nữa cơ đấy - Yoska rít một hơi thuốc, nói với tôi, và tôi nhìn thấy trên má anh ta những nám râu tua tủa - Con người ta khi ngửa tayăn xinđểlàm giàu, nó không từ bất cứ điều gì đâu.- Yoska! - người từnãy ngồi ngủgục bất thần lên tiếng, giọng khàn và dữtợn - Cớsao mày làm thiệtđời Khristya, hởthằng kia? Hai năm trời, chẳng đêm nào tao ngủ được...- Ông Nikifor, hoạcóđiên mớiđi nói những lờiđê mạt nhưvậy! - Yoska giận dữkêu lên - Con mà lại làm thiệtđời Khristyaư? Ông hãyđếnđức cha Mikhail của ông mà hỏi xemđứa nào làm thiệtđời nàng? Hay là đến mà hỏi ông đội xếp Xukharenkô cũng được.- Ôi, con gái của taơi! - Nikifor nói, giọng tuyệt vọng - Mặt trời của taơi, con đã lìa bỏ nơi đầm lầy mà về cõi vô cùng rồi.- Thôi, im đi! - Yoska quát.-Đến cảlàm lễcầu hồn cho con gái tao chúng nó cũng không cho! - không thèm nghe Yoska, Nikifor nói - Taoấy à, rồi tao phảiđến Kiev, đến tận đức giáo chủ. Ngài chưa thương là tao chưa chịu.- Thôiđi! - Yoska nhắc lại - Chỉcầnđổi lấy một sợi tóc của Khristya thôi, con cũng sẵn lòng bán ngay cái cuộcđời ghẻlởcủa con. Vậy mà ông lại nỡ nói con như vậy!Bất thình lình anh chàng bật khóc, tuy cốnén nhưng vẫn thút thít. Vì cố nén khóc, từ cổ họng anh ta phát ra một tiếng rít khẽ.- Khócđi, thằng ngốcạ! - Nikifor bình thản nói, còn có vẻkhuyến khích anh ta khóc nữa là khác. - Nếu không vì Khristya yêu mày thì taođã giết phứt màyđi cho rồi, thằng tộiđồkhốn khổkhốn nạnạ. Tội vạ đâu tao chịu.- Thôiđi, ông! - Yoska hét lên - Ông cứgiết conđi! Conđang mong thế đây! Thà chết rữa trong mồ còn hơn.- Mày ngốc vẫn hoàn ngốc, Yoskaạ! - Nikifor trảlời, giọng buồn rũ- Được, về đến Kiev tao sẽgiết màyđi cho rảnh, cho mày khỏi làm khổ tao. Tao cực lắm rồi.- Thế ông giao nhà lại cho ai vậy, ông Nikifor? - Yoska thôi khóc, hỏi.- Tao chẳng giao cho ai sất. Tao lấy gỗ đóng chặt cửa rảlại, thếlà xong. Bây giờtao cần cóc gì cái nhàấy nữa. Người chết chẳng cầnđến thuốc lá.Tôi lắng nghe câu chuyện khó hiểu. Trên sông Pripyat, sương mù dâng lên nhưmột bức tường. Từnhững tấm vánẩm mốc bốc lên một mùi nhưmùi thuốc, hăng hắc. Trong thịtrấn, những con chó uểoải cắn suông.- Không biết bao giờcái tàu thủy phải gióấy mớiđến? - Nikifor bực dọc nói - Tao với mày bây giờcó nửa chai ngang mà nốc thì tuyệt, Yoska nhỉ? Cũng đỡ buồn. Nhưng mà kiếm đâu ra cái của ấy bây giờ?Tôi dựa lưng vào tường, sưởi ấm trong tấm áo choàng.Sáng ngày ra, tàu thủy vẫn chưa tới. Kusher nói rằng do sương mù chonên tàu phảiđậu lại quađêmở đâuđó, nóng ruột cũng vô ích. Thểnào rồi nó cũng dừng ở Chernobyl vài tiếng.Tôi uống trà no nê. Ignati Loyola ra về.Buồn, tôiđi lang thang trong thịtrấn. Trênđường phốchính, quán xá đã mởcửa. Từcác quán bay ra mùi cáướp và mùi xà phòng giặt.Ởhiệu cắt tóc có tấm biển dựng trên một cái chạng gỗ, ông chủhiệu mặtđầy tàn nhang, mặc áo khoác, đứng cắn hạt dưa.Chẳng biết tiêu thời giờvào việc gì, tôi rẽvào cạo mặt. Ông thợcạo thở dài, phết bọt xà phòng mát lạnh lên mặt tôi và bắtđầu cuộc hỏi cung nhã nhặn thường gặpởcác hiệu cắt tóc tỉnh lẻrằng tôi làm nghềgì, tại sao lại đến đây.Bỗng lũtrẻcon chạy sầm sầm trên những tấm ván lát hè, vừa chạy vừa huýt sáo, nhăn nhó giễu cợt. Vẳng đến giọng quen thuộc của Yoska:Ta không dùng bài ca hùng trángPhá giấc mộng vàng người đẹp ta yêu- Lazar! - bên kia bức vách bằng ván ghép, một giọng nữquát lên - Cài cửa lại ngay lập tức! Yoska lại say rồi. Sao mà lại cứ thế kia chứ, hở trời?Ông thợ cạo cài then cửa và kéo rèm.- Hễthấy có ai trong hiệu của chúng tôi là y nhưrằng thằng Yoska rẽ vào, hát hỏng, nhảy múa và khóc lóc - ông ta thở dài, giải thích.- Anh ta làm sao vậy? - tôi hỏi.Ông thợcạo không kịp trảlời. Một thiếu phụtrẻ,đầu tóc bơphờ, mắt mở to, long lanh vì xúc động, từ bên kia vách bước ra.- Chảlà thếnày, ông kháchạ! - thiếu phụnói - Nhưng trước tiên, em phải chào ôngđã! Sau là, thưa ông, cái anh Lazar nhà emđây, nói thực, anhấy chẳng biết quái gìđểkểcho ông ngheđâu, bởi vìđàn ông, ôngạ, hiểu làm sao nổi trái timđàn bà! Sao cơ?Đừng lắcđầu quầy quậy như thế, Lazar! Ông kháchơi, xin ông cứnghe em kểcáiđã, rồi xin ông ngẫm vềnhữngđiều em sắp nói với ông. Em sẽkểcho ông nghe vì tình yêu, người con gái kia đã chịu khổ chịu sở đến là nhường nào.- Manya! - ông thợ cạo nói - Đừng có bốc. Yoska kêu gào ở đâu đó, xa xa:Khi tôi chết, các người hãy đến Thăm nấm mồ bé nhỏ của tôi Tặng nhau, mang mấy miếng dồi Và rượu đắng một chai lừa lọc.- Có khiếp không kia chứ! - Manya nói - Màđó là Yoskađấy! Chính là cái nhà anh Yoska con bà Pesya lẽra thìđậu y sĩ ởKievđấy! Ông biết không, Pesya là bà mẹtốt bụng nhấtởthịtrấn chúng em.Ơn Chúa, bà ấy không phải sốngđến cái ngày nhục nhã này. Ông kháchơi, chắc ông cũng thừa hiểu: phải yêu tới mức nào ngườiđàn bà mới có thểvì người mình yêu mà sẵn lòng chịu mọi khốn khó...- Cái gì, nhà nó nói cái gì thế, hởManya? - ông thợcạo kêu trời - Nghe nhà nó nói, ông khách chẳng hiểu nhà nó định nói cái gì đâu.- Chảlà hồiấyởmiền chúng emđây có hội chợ- Manya kể- Ông Nikifor góa vợ, làm nghềgác rừngởKarpilovka, mới dẫn con gáiđi xem. Ôngấy có mỗn mụn con gái là Khristya thôi. Chao ôi, giá mà ông được thấy Khristya! Ông kháchơi, em nói chắc là ông sẽbịKhristya hớp hồnđấy! Nóiđểông biết, mắt Khristya cứxanh ngăn ngắt nhưda trời kia kìa, cònđuôi xam của côấy thì cứrộm sáng lên nhưthểnóđược gội bằng nước vàng trong truyện cổtích. Sao mà lại có người hiền thục như thếcơchứ! Mới thanh tú nhưthếcơchứ! Em chưa từng gặp người như vậy bao giờ! Vừa nhác thấy Khristya là anh chàng Yoska nhà tađãđứng sững nhưtrời trồng. Hắn phải lòng côấy ngay tắp lự. Thì có gì lạ đâu. Đến hoàngđếmà trông thấy côấy cũng phải chết mê chết mệt. Thếmà Khristya lạiđi yêu Yoska mới lạ! Ông nhìn thấy anh chàngấy rồi phải không? Người thì bé tẹo, chỉbằng cái thằng nhóc này này, tóc thìđỏ cạch, giọng thì rè rè, tính tình lại gàn dở. Rốt cuộc là thếnào? Khristya bỏbố đẻ đếnởvới Yoska. Ôngđến mà xem nhà cửa của anh ta! Ông ngó kỹmà xem! Một con dêởcòn chật, lọlà họnhững ba người. Chỉ được cái sạch thôi, sạch lắm lắm. Thếrồi... ông thử đoán rồi sao? Bà Pesyađón Khristya rất mực long trọng, chẳng khác gìđón một nàng công chúa. Khristyaởlại với Yoska, thành vợthành chồng. Thếlà anhta, cái anh chàng Yoskaấy, cứhơn hớn lên, mặt mũi cứsáng choang như đèn banđêm vậy. Ông thừa biết người Do Thái màănởvới người theođạo Thiên Chúa thìđiềuđó có nghĩa là thếnào. Không mộtđức cha nào chịu làm phép cưới cho họ đâu. Yoska mới vào nhà thờgặp cha Mikhailđểxin cảiđạo. Nhưng cha bảo: "Đáng nhẽnhà anh phải cảiđạo trướcđã rồi mớiđược ngủvới con gái theođạo Chúa. Anh lại làm ngược tuốt tuột. Bây giờ, nếu không có phép của chínhđức giáo chủthì ta cũng chẳng làm lễcưới cho anhđâu, nhà quý tộc thành Jerusalemạ!". Yoska văng tục với cha rồi bỏ đi. Lúcđó ông ravin của chúng em bèn thọc tay vào. Ông ravinđã nghe tin Yoska muốn cải sangđạo Chúa, thế là ôngấy nguyền rủa mườiđời nhà anh taởtrong nhà nguyện.Đúng vào lúcấy, ông gác rừng Nikifor cũngđến, ông ta gục xuống chân con gái mà van nài cô trởvề. Khristya chỉkhóc, một mực không là không. Lũtrẻconở đây, tất nhiên là có kẻxúi giục, hễthấy Khristyađâu là la hét: "Ê, Khristya,đồngoại giáo! Có thèm thịt cấm khôngđấy?" Rồi nắm tay dứcôấy.Ởngoài phốthiên hạnghiêng ngó nhìn theo Khristya, giễu cợt. Một hôm cóđứa từbên kia hàng rào lượm cục phân ném vào lưng Khristya. Khắp nhà bà Pesya, chỗnào cũng bê bết hắc ín, ông có tưởng tượng được không, ông khách?- Trời, bác Pesyaấy tốt lắm! - ông thợcạo thởdài. -Đấy mới thật là một người đàn bà!- Ông ravin mới gọi bà Pesya lại mà bảo rằng: "Bà Pesya Izmailevna kính mếnạ, bàđãđểcho chuyện loạn hôn xảy ra trong nhà bàđấy nhá.Bàđã chống lại luậtđạođấy nhá. Tôi nguyền rủa nhà bà.Đức Jehova sẽ trừng phạt bà nhưtrừng phạt một conđiếm. Bà hãy thương lấy cáiđầu bạc của bà". Ông có biết bà Pesyađáp lại ông ta thếnào không? Bà Pesya mới nói thếnày: "Ông không phải là ravin! Ông là một tênđội xếp! Thiên hạyêu nhau thì mặc xác người ta, can dựgìđến nhà ông mà ông phải thòđôi tay núc ních mỡsấy của ông vào chuyện người dưng". Bà nhổtoẹt một bãi nước bọt rồi bỏ đi. Ông ravin bèn nguyền rủa cảbà Pesya trong nhà thờ.Ởvùng này cái gì chứhành con người ta thì họ giỏi lắm, ôngạ. Nhưng ông chớnói lại với aiđấy! Cảthịtrấn xôn xao, người ta không còn biếtđến chuyện gì khác ngoài chuyện Khristya. Cuối cùng, ông cẩm Sukharenko mới gọi Yoska và Khristya lại mà bảo: "Yoska, ta sẽ đưa anh ra tòa vì tội lăng mạ đức cha Mikhail. Rồi anh sẽ được nếm mùi khổsai của ta. Còn Khristya, ta sẽbắt cô vềvới bố đẻ. Ta cho các người suy nghĩba ngày. Các người làm loạn cảhuyện này lênrồi. Vì các người, ta sẽ bị ngài tỉnh trưởng quở trách đấy".Yoska bịông cẩm tống ngục ngay tắp lự. Vềsau, Sukharenko bảo ông ta chỉ định dọa thôi, chứkhôngđịnh bỏtù thật. Sauđó thì sao, ông có đoánđược không? Nói ông không tinđâu, nhưng thực quảKhristyađã vìđauđớn quá mà chết. Trông thương lắm. Người nào cũng mủi lòng, ấy là em nói những người tốt kìa. Mấy ngày liền Khristya chỉkhóc ròng, nước mắt cũng chẳng còn, hai con mắt cứkhô khốc, lại chẳngăn chẳng uống gì ráo. Chỉmột mực lạy van xin chođược gặp Yoska.Đúng vào ngày Yôm Kipur, tức là ngày lễPhán Xét, vào buổi tối, Khristya ngủ thiếpđi, rồi cứthếkhông dậy nữa. Côấy nằmđấy, nom mới trắng trẻo và hạnh phúc làm sao! Hẳn Khristya phải cảmơn Chúađã thươngđến côấy mà rướcđi khỏi cuộcđời chó má này. Tại sao Khristya lại phải chịu một hình phạt nhưthế, nếu chỉvì côấy yêu Yoska? Ông cắt nghĩa cho em nghe xem nào, vì sao kia chứ?! Chẳng lẽtrên cõiđời này chỉcòn toàn ngợm là ngợm hay sao? Sukharenko vội tức tốc thảngay Yoska ra, nhưng anh tađã hoàn toàn mất trí rồi. Từ đó Yoska bắtđầu rượu chè be bét, rồi ngửa tay đi ăn xin.- Tôi mà nhưhắn ta thì thà tôi chết quách còn hơn - ông thợcạo nói. - Tôi sẽ tương ngay vào trán một viên đạn.-Ối giờiơi, nhà nó can trường nhỉ! - Manya kêu lên. -Đến lúcấy có mà ba chân bốn cẳng tránh xa cái chếtđến hàng trăm dặmấy thì có. Ngữ nhà nó hiểu sao nổi chuyện trái timđàn bà. Tình yêu có thể đốt cháy nó thành tro bụi.- Trái timđàn bà với chảtrái timđàn ông! - ông thợcạo trảlời và nhún vai. - Có cái gì khác nhau kia chứ?Từhiệu cắt tóc tôi trởvềquán trọ. CảYoska lẫn Nikiforđều không thấyở đấy nữa. Kusher vận chiếc gi-lê sờn ngồi bên cửa sổuống trà. Trong phòng, những con ruồi béo mập bay vù vù.Cái tàu thủy bé xíu mãi tối mớiđến. Nóđỗlại Chernobylđếnđêm. Tôi được một chỗnằm trong phòng khách của tàu, trên một cáiđi-văng bọc vải sơn cũ rích.Đêm, sương lại xuống. Tàu thủy tông vào bờ. Cứthếnóđứngđực ra chođến sáng bạch,đợi cho sương tan hết. Tôi không gặp Nikifor trên tàu. Chắc hẳn ông ta lại say khướt cùng với Yoska.Sởdĩtôi phải kểlại tỉmỉcâu chuyện trên bởi vì tôiđãđốt phăng quyển vởchép những bài thơ đầu tiên của tôi khiđặt chân về đến Kiev. Không một chút tiếc rẻ, tôi nhìn những dòng chữcầu kỳbiến thành tro. Những "bọt pha lê", những "bầu trời bằng ngọc xanh", những tửuđiếm và nhữngđiệu nhảy của vũnữdi-gan Tây Ban Nha chếtđi không bao giờ sống lại.Tôi tỉnh ngộlập tức. Thì ra tình yêu không gắn liền với những bông hoa súngđang héo hắt, mà với những cục phân. Người tađã ném cứt vào lưng một thiếu nữ tuyệt đẹp đang yêu.Nghĩvềchuyệnđó, tôi chợt nhớ đến dòng chữ"Thếkỷkinh khủng, những tâm hồn kinh khủng" và quyếtđịnh viết truyện ngắnđầu tiên của mình, nhưtôi tựnhủ, một "truyện ngắn ra truyện ngắn" vềsốphận của Khristya.Tôiđánh vật mãi với truyện ngắnấy, nhưng không tài nào hiểu nổi vì sao dưới ngòi bút của tôi nó lại cứkhô héo và nhợt nhạt, cho dù cốt chuyện thật thê thảm. Sau rồi, tôi cũngđoán ra. Trước hết, truyện ngắn được viết bằng lời người khác, sau là vì quá say với cuộc tình của Khristya tôi đã bỏ qua nếp sống cuồng tín tàn nhẫn của thị trấn.Tôi viết lại. Chính tôi cũng ngạc nhiên, không hiểu sao tôi không tài nào "đặtđược" vào truyện những từ đẹp và cầu kỳ. Truyện ngắn nàyđòi sự thật và sự giản dị.Khi tôi mang truyện ngắnđầu tiên của tôi tới tòa soạn tờbáođãđăng thơ tôi thì ông chủ bút bảo:-Đừng uổng công vô ích, anh bạn trẻ ạ. Truyện của anh khôngđăng đượcđâu. Chỉriêng một lão cẩm trong truyện thôi cũngđủ đểtôi bịrầy rà rồi. Nhưng nói chung, truyện viết chắc tayđấy. Hãy mang lại cho chúng tôi một cái gì khácđi. Mà nhớphải ký bút danh nhá. Anh còn là học sinh trung học mà. Anh có thể bị đuổi học vì chuyện ấy đấy.Tôi nhận lại truyện ngắn, cấtđi. Mãi tới mùa xuân năm sau tôi mới lấy nó ra,đọc lại,và hiểu thêmđược mộtđiều: trong truyện không thấy tác giả, không nỗi căm giận, không ý nghĩ, không cảsựthán phục của tác giả trước tình yêu của Khristya.Tôi bèn viết lại lần nữa và mangđến cho ông chủbút, không cốtđểđược in, mà để nhờ ông thẩm định.Ông chủbútđọc một lèo ngay trước mặt tôi rồiđứng lên, vỗvai tôi và buông một câu:- Tôi ủng hộ.Thếlà lầnđầu tiên tôi khẳngđịnhđược một cách chắc chắn rằngđiều căn bảnđối với nhà văn là phải thểhiện mìnhđầyđủnhất, khoángđạt nhất, trong bất kỳtác phẩm nào, dù chỉtrong một truyện ngắn nhỏnhư vậy. Bằng cáchđó nhà văn thểhiện thờiđại mìnhđang sống và nhân dân. Trong việc thểhiện mình này không có gìđángđểnhà văn phải chùn bước - không cảsựhổthẹn rởm trướcđộc giả, không cảnỗi lo sợ phải nhắc lại nhữngđiều mà các nhà văn khácđã viết (nhưng viết một cách khác), không cả sự e ngại cả các nhà phê bình lẫn các ông chủ bút.Trong lúc làm việc nhà văn cần phải lãng quên mọi sựvà viết nhưthể viết cho chính mình hoặc cho người thân nhất của mình.Phải làm cho nội tâm mìnhđược tựdo, mởmọi cửa cho nó và bất thần anh sẽngạc nhiên khi nhận ra rằng trong tâm thức của anh, những ý nghĩ, tình cảm và tứ thơ hóa ra phong phú hơn nhiều so với anh tưởng.Quá trình sáng tạo, trong dòngđi của nó, dần có thêm những tính chất mới, phức tạp lên và phong phú thêm.Cáiđó cũng giống nhưmùa xuân trong thiên nhiên. Sức nóng của mặt trời không thayđổi. Nhưng nó làm tan tuyết, nó sưởiấm không khí,đất đai và cây cối.Đấtđai tràn ngập tiếngđộng, tiếng sóng vỗ, ánh lấp lánh của những giọt nước và dòng băng tan - hàng nghìn dấu hiệu của mùa xuân - trong khiđó thì, tôi xin nhắc lại, sức nóng của mặt trời không hề thay đổi.Trong sáng tác cũng vậy. Cảm thức của ta, vềthực chất, không thayđổi. Nhưng trong lúc ta làm việc, nó dấy lên những trận cuồng phong, những dòng, những thác ý nghĩmới, hìnhảnh mới, cảm giác mới và từ mới. Chính vì thếmà nhiều khi ta phải ngạc nhiên trước cái mà mình viết ra.Chỉcó người nào nóiđược với mọi người nhữngđiều mới, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy nhữngđiều người khác không nhận ra, ngườiđó mới có thể là nhà văn.Riêngđối với tôi, tôi rất chóng vánh hiểu ra rằng tôi chỉcó thểnóiđược rất ít, ítđến bực mình. Và tôi cũng hiểu rằng cảm hứng trong sáng tác cũng dễtắt nhưnó dễbùng lên, nếu ta bỏ đói nó. Cái vốn quan sát cuộc sống của tôi lúc đó quá nghèo nàn và hạn hẹp.Lúcđó tôiđặt cuốn sách lên trên cuộcđời chứkhông phảiđặt cuộcđời lên trên cuốn sách. Cần phải làm cho cuộc sống tràn đầy trong ta.Sau khi hiểu rađiềuấy, tôi hoàn toàn gác bút mười năm liền, và như Gorky nói, tôi "nhập thế", bắtđầu cuộc viễn hành lang thang trên nước Nga, làm hết nghề này đến nghề khác, tiếp xúc với đủ mọi loại người.Nhưngđó không phải là cuộc sống nhân tạo. Tôi không phải là người quan sát chuyên nghiệp hay là người sưu tầm các sự kiện.Không! Tôi sống,đơn giản là thế, không hềcốgắng ghi chép hoặc nhớ lấy dù là một chút gì cho những tác phẩm tương lai.Tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôiđau khổ, tôi hy vọng, tôi mơ ước, biết chắc rằng sớm hay muộn, trong tuổi trưởng thành, hoặc thậm chí trong tuổi già, tôi sẽviết. Tôi sẽviết không phải vì tôiđãđặt ra cho mình nhiệm vụ ấy mà là vì bản thểtôiđòi tôi phải làm nhưvậy. Và bởi vì văn học đối với tôi là một cái gì đó đẹp đẽ nhất trên đời.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bông hồng vàng và bình minh mưa - K.Paustovsky
Ficção GeralTruyện đăng lên với mục đích đọc off và chia sẻ với các bạn. Mọi bản quyền thuộc về tác giả cũng như nhà xuất bản, người dịch truyện ! Vì được chuyển về từ bản pdf nên sẽ có nhiều lỗi dính chữ, chính tả, trình bày. Trong quá trình đọc truyện mình sẽ...