Chúng tôi chạy trốn cùng nhau khi nước Anh lâm vào bạo bệnh. Năm 1348, cụ thể là bệnh dịch hạch, "Cái Chết Đen", một thời kì dựa vào những gì ông Petrarca từng khai sáng - một thuở tăm tối chết chóc. Khu rừng của những kẻ tị nạn và sáng suốt hoàn toàn dựa vào trí óc khôi hài của những kẻ sành y học, trước những lời khổ ải thành Constantinople rống lên khi kẻ bình phàm chạy khỏi lằn ranh của sự sống, và điều kì diệu mảy may thay có khi thế hệ sau, và cả thế hệ xa xôi nào đấy, sẽ tìm được vị y sĩ bác ái đem lòng yêu chúng dân.
Những con chuột đen mang mầm địa ngục đang len lỏi đây đấy trên nước Anh bạo bệnh, giữa kẽ hở của rãnh bức tường chưa trát vôi kỉ lưỡng bỏ hoang trên đỉnh đồi gió bấc, trên ông già lọm khọm gù lưng, lúc nhúc trong con mèo quằn quại trên giàn lửa thiêu, ở bất cứ đâu chúng tôi bỏ dỡ trên đất Anh. Tư tưởng của kẻ hèn, tức là có mù chữ cũng biết căn bệnh sẽ dịu lại khi mỗi kẻ một căn nhà. Và đơn giản nhất những người sáng suốt, ví như con bé lan man trong con chữ nghệ thuật vị nhân sinh, áo sơ mi, đội mũ trùm, cùng người tình còn dang dở thơ ca lãng mạn, chúng tôi lao đầu vào ngưỡng cửa đồi núi, phù sa, bất cứ nơi nào không còn dịch bệnh. Miễn chạy khỏi đất Anh, có vị vua cằm bạnh như lời ngài Charles Dickens bảo, có nàng Beatrice của Dante, có nàng Lo của Humbert Humbert, chúng tôi nguyện dâng những đặc quyền thiêng liêng của Đấng Tối Cao: Giọng nói phàm trần, một trái tim ngồn ngộn những tiếng rống thơ ca, những mẫu mực của xã hội bây giờ, thì nguyện tất cả để kẻ đội vương miện tội lỗi khổ ải không đón chúng tôi một cách đau đớn.
- Dịch bệnh đang tàn phá châu Á, anh yêu.
- Anh biết, yêu dấu của anh.
Tất cả những gì người đời có thể làm là treo cái sọ người rỗng tuếch trước mặt và khai sáng cho nhân loại vị đấng cứu thế mẫu mực. Rồi nơi nương náu chúng ta giờ là luyện ngục sẽ chẳng còn chốn dung thân đâu, Adam thân ái.