Chương 34: Câu chuyện cảm lạnh* và dance battle

1.8K 231 36
                                    

*Từ gốc là 冷笑话, truyện cười nhạt nhẽo (ví dụ như một cơ số các truỵn cừi anh Tiêu nào đó kể chẳng hạn)

Chạy đua với tốc độ lây lan của dịch bệnh, đối với đôi vợ chồng đang miệt mài chống dịch mà nói, là việc làm có tính thách thức rất lớn.

Các ca dương tính ập đến như thủy triều, tất thảy những người góp công trong công tác kháng dịch cứ như đang trôi bồng bềnh giữa sóng cả của biển lớn, mặc cho tình hình dịch bệnh sóng sau xô sóng trước đánh tới, cố gắng phản kháng, lại đều phí công.

Cảm xúc bi quan lan tràn khắp mọi nơi.

Rất nhanh, dân ý sôi sục, oán khí ngút trời, tính công kích của dân chúng cũng càng ngày càng mạnh.

Thành phố S buộc phải tăng thêm hàng ngàn giường bệnh mỗi ngày, cách một tuần lại có mười mấy bệnh viện dã chiến tạm thời được cải tạo hoặc dựng lên.

Khoang bệnh ngày càng nhiều, đội từ thiện bên Vương Nhất Bác vô cùng mệt mỏi, bởi vì sân bãi và điều kiện hạn chế, hiệu quả biểu diễn liên tiếp suy giảm.

Mà việc quản lý bệnh viện dã chiến giống như lấy trứng chọi đá. Thời gian xây dựng cấp bách, nhân lực thiếu thốn, cơ sở thiết bị thông thường  còn chẳng đủ. Giờ phút này nghệ sĩ đến biểu diễn cũng chỉ mang đến cho họ thêm phiền toái ngột ngạt, dư luận chất vấn mỗi lúc một nhiều hơn.

Cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng*.

*Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố quan hệ biện chứng với nhau trong phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin, đây là hai yếu tố quan trọng trong học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, là tổng hợp những quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Thông thường, cơ sở hạ tầng của một xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm ba loại quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống (tương lai) - trong đó, quan hệ sản xuất thống trị quy định, chi phối các quan hệ sản xuất còn lại. Cần phân biệt thuật ngữ cơ sở hạ tầng này với tư cách là phạm trù triết học với thuật ngữ cơ sở hạ tầng thường sử dụng, đó là cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng trong đời sống như điện, đường, trường, trạm... chúng chủ yếu sử dụng là nền tảng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và nó thuần túy là vật chất hữu hình.

Kiến trúc thượng tầng hay Thượng tầng kiến trúc là một khái niệm trong chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx và Ph.Ăng-ghen đưa ra dùng để mô tả toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Theo đó, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó. Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội.

[BJYX] Edit | Những Ngày Cách Ly Cùng Chồng Cũ | Những ngày cô lập với chồng cũNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ