Hồi thứ mười bốn: Ma tộc

5 0 0
                                    

Sau khi kể về Trấn Quốc Hội, cụ Tả Ao mới nói:

- Chúng ta ở đây, toàn bộ đều là người của cụ Phạm Hữu Long. Cũng giống như trước kia, cụ Phạm hiện giờ đang ẩn cư tại một nơi bí mật, hoàn toàn biệt lập với bên ngoài. Vu nhân theo cụ bây giờ chỉ còn trên dưới một trăm người, chúng ta là một trong số đó.

Về chuyện cỗ quan tài, thì ra những người đi theo cụ Phạm Hữu Long đang tìm kiếm đủ bảy thi hài mà người chết bị sét đánh, mang về yểm ở bảy yếu huyệt xung quanh nơi cụ ẩn thân, nếu được như vậy, vùng đất đó trở nên tuyệt đối vô hình với pháp thuật.

Tử thi mà Quyết, Ngọc và Đàn tìm thấy chính là tử thi cuối cùng. Để kiếm được một tử thi như thế không hề dễ dàng bởi số lượng người bị sét đánh không nhiều, phải tìm kiếm mất hơn một năm trời mới hội đủ bảy cái xác. Cổ thư gọi đây là phép yểm "thất quan trấn địa". Xác chết thứ bảy là của một người trong hội, người nhà đồng ý hiến xác để hội sử dụng nhưng phải đợi qua bốn mươi chín ngày. Nhà ấy lại sợ xác bị trộm mất cho nên làm một mộ giả để đánh lừa thiên hạ, còn mộ thật thì đem giấu vào trong rừng.

Người đàn ông tóc hoa râm mà Quyết nhìn thấy khi gặp cụ Tả Ao ở đây, vốn là Kinh Sư Lạc Vu tên Nguyễn Trác. Gã đã dùng phép "di quan độn thổ pháp" để đưa quan tài thật của người bị sét đánh về.

Nói về những người bị sét đánh chết, cơ thể những người này khi chết đã hấp thụ được linh tượng của trời đất là sét, nên khi chết đi xác chết có ma lực rất lớn. Về lý mà nói thì tử thi kia bị mất đi đôi tay, ma lực có giảm đôi chút, lẽ ra vẫn còn dùng được, nhưng cái xác ấy đã bị Quyết dùng liệm thuật mà an táng cho nên không còn công dụng trấn yểm nữa.

Thực ra người ta đồn đại nhiều về việc dùng bàn tay sét đánh để làm bùa hộ thân, nhưng không ai biết rằng đó chỉ là cách sử dụng phổ biến nhất của các xác chết như thế. Việc dùng các tử thi ấy ra sao được ghi chép tỉ mỉ trong cổ thư có tên Lôi thi bí tập của Lý Giác đời Lý.

Theo sách ấy, có đến mấy chục cách thức khác nhau cùng với muôn vàn biến hóa để luyện bùa hoặc trấn yểm từ các xác chết bị sét đánh. Nếu dùng hai bàn tay để hộ thân thì gọi là "hùng chưởng phù". Công dụng mạnh nhất của hùng chưởng phù chính là giúp người luyện tàng hình, trung hòa với mọi ma lực bên ngoài, dùng làm bùa hộ thân rất hiệu nghiệm. Ngoài hùng chưởng phù còn có phép "song thi nhiếp thần", là thứ pháp thuật dẫn dụ trí não người ta vào mê lộ theo ý người luyện.

Nếu như có ba xác chết trong tay, người ta có thể dùng phép "tam thi hộ thân". Có tam thi hộ thân thì người luyện không những vô hình mà còn trở nên vô thể, thân thể như sương khói, không còn hình dạng cố định. Tất nhiên, để luyện tam thi hộ thân người ta phải nấu luyện các tử thi để đem theo bên mình cho thuận tiện.

Càng có nhiều xác chết, phép luyện trong Lôi thi bí tập càng mạnh. Nếu có đến sáu tử thi thì gọi là "lục quan trấn tà" có tác dụng hộ vệ một nhóm người. Nếu có bảy tử thi thì chính là phép thất quan trấn địa mà Trấn Quốc Hội đang tìm. Khó luyện nhất trong Lội thi bí tập là phép "cửu thi quần công", trận pháp tấn công với chín tử thi bị sét đánh.

Đại Nam Dị TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ