Chương V

1 0 0
                                    

"đến cuối cùng người sợ độ cao cũng nhảy lầu, người sợ đau cũng rạch tay" đó là câu nói mà tôi đọc được ở đâu đó. Nó làm tôi phải suy nghĩ lại, liệu rằng các thế hệ đi trước có phải là đã quá kì vọng quá khắc khe thậm chí là vô cảm với chính những đứa trẻ trong chính căn nhà của mình hay không? Dù cho có là 20 tuổi thì vẫn cứ là đứa trẻ đầy vết thương nếu không được cha mẹ yêu thương mà thôi. Nhưng thậm chí còn có những đứa trẻ đã phải ép buộc bản thân trưởng thành trong chính hình hài nhỏ bé của mình. Như vậy chả phải có hơi quá bất công rồi sao? Những thế hệ đi trước có tuổi thơ đầy đủ. Còn bây giờ vì lí do là chúng ta - những thế hệ sau chiến tranh, có điều kiện sống đầy đủ nên bắc buộc phải thành công, phải giỏi giang. Điều đó vô hình chung khiến những đứa trẻ phải chịu áp lực lớn đến không tưởng được. Vậy mà ta vẫn hiển nhiên cho rằng đó là đúng, là hiển nhiên? Xong rồi đến khi đứa trẻ ấy trở thành "cái vỏ rỗng" thì ta lại trách vì sao nó vô tâm, nó hững hờ. Lúc một "cái vỏ rỗng" tự kết liễu đời mình thì đó không hề là sự bồng bột mà người đó đã suy nghĩ rất kĩ và rất lâu rồi. Những suy nghĩ đó đã ở trong đầu họ một năm hay thậm chí là phân nửa cuộc đời ngắn ngủi của họ rồi. Vậy nên khi một người ra đi hãy cầu nguyện cho họ có một cuộc sống tốt hơn ở thế giới bên kia chứ đừng trách móc họ. Họ không hề có lỗi khi quyết định ra đi như vậy. Họ đã cố gắng rất nhiều rồi. Lỗi là ở chúng ta vẫn luôn phớt lờ họ, bỏ qua mọi lời cầu cứu từ họ.

_ từ "tôi" gửi đến cho những người vẫn nghĩ tự tử là ngu ngốc_

ImprovisationNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ