Chương 8

46 7 0
                                    

Thí nghiệm Double-Blind

Phương pháp Double-Blind là một phương pháp nghiên cứu mà trong đó cả đối tượng được nghiên cứu và cả các nhà khoa học đều được "làm mù" nhằm mục đích loại bỏ được yếu tố thiên vị, cảm tính và kỳ vọng của các đối tượng liên quan trong quá trình thử nghiệm, đảm bảo được kết quả chính xác nhất.

Ví dụ trong y học, cả thuốc thật và giả dược có hình dạng y hệt nhau (về màu sắc và hương vị) được phát cho các nhóm đối tượng. Một nhóm sử dụng thuốc và một nhóm sử dụng giả dược. Bệnh nhân cũng không biết họ uống thuốc thật hay giả dược và nhà nghiên cứu cũng không luôn. Công việc thống kê sự cải thiện và hiệu quả thuốc sẽ được thực hiện bởi một bên thứ ba.

---

Lấy xong thuốc, Đới Lam nhìn thấy hai bác sĩ trẻ mặc áo blouse trắng đang dựng các poster gì đó ở đại sảnh tầng một.

Không có nhiều poster quảng cáo trong các bệnh viện, Đới Lam cho rằng bọn họ đang tuyên truyền hoạt động từ thiện gì đó nên bước lại gần quan sát.

"Sàng lọc bệnh nhân để nghiên cứu phương pháp điều trị lâm sàng hiệu quả cho các bệnh nhân kháng thuốc/bệnh nhân mắc chứng trầm cảm"--- Bọn họ đang kêu gọi tình nguyện viên tham gia chương trình thử nghiệm thuốc mới.

Không có hứng thú.

Trong môn Phương pháp nghiên cứu xã hội, mục các phương pháp thí nghiệm, mỗi lần giảng đến phần thiết kế thí nghiệm đơn giản, hắn luôn nhắc tới "Thí nghiệm Double-Blind". Đới Lam rất thích phương pháp thí nghiệm này, tuy rằng trong lĩnh vực xã hội học nó không được áp dụng nhiều.

Một kiểu thí nghiệm mà cả người nghiên cứu lẫn đối tượng nghiên cứu đều không biết mình thuộc nhóm nào, cách làm này có thể dễ dàng loại bỏ ý thức chủ quan, sự thiên vị cảm tính và nhận thức lệch lạc của cả người nghiên cứu lẫn đối tượng nghiên cứu.

Trong suốt quá trình thí nghiệm Double-Blind, bạn phải liên tục nhắc nhở bản thân suy nghĩ theo nhiều góc độ khác nhau.

Mỗi năm khi giảng tới phần này sẽ có các sinh viên đại học đặt câu hỏi: "Thưa thầy, như vậy chẳng phải rất khổ thân cho nhóm đối tượng bị cho dùng giả dược sao?"

Năm nào Đới Lam cũng trả lời giống nhau: "Khổ thân ư? Nhưng hiệu ứng placebo cũng không phải chuyện gì xấu mà."

Có điều, tuy rằng thích nhưng Đới Lam chỉ vui khi thu được kết quả chính xác sau khi kiểm soát toàn bộ thí nghiệm, ngoài ra còn có sự hưng phấn thần kinh do não hoạt động không ngừng nghỉ đem lại. Hắn không hề hứng thú nếu mình trở thành đối tượng nghiên cứu. Những nghi ngờ và băn khoăn nảy sinh trong quá trình thí nghiệm đủ để dày vò hắn đến phát điên.

Ra khỏi cổng bệnh viện, Đới Lam nhắn tin trả lời Chử Tri Bạch:

[Cậu định ở lại Nguyệt Cảng bao lâu?]

Sau khi tin nhắn được gửi đi, Chử Tri Bạch lập tức gọi điện tới: "Em phát hiện vừa về nước là anh trở mặt, Lê Sầu nói với em rằng anh hay bơ người khác, mới đầu em còn không tin. Hay thật đấy, nếu Lam ca cũng hoàn lương rồi thì thế giới này làm gì còn chỗ cho những kẻ phàm phu tục tử như chúng em nữa? Sao nào? Hôm nào rảnh đi nhậu nhé?"

[EDIT] [On-going] Hiệu ứng giả dượcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ