Chương 32 - Bé đáng yêu nhà bên

10 2 0
                                    

Edit + Beta: Phô Mai Chi

Vào tháng cuối của kì nghỉ hè lên lớp 11, Quý Nghiễn đã có một cuộc cãi vã nhỏ với bố mẹ. Nguyên nhân là chọn ban, trường bọn họ áp dụng chọn ban phân lớp vào năm lớp 11, đã đến lúc lên kế hoạch đại học nên học ngành nào trước rồi.

Quý Nghiễn muốn học ban xã hội, với tính cách và sở thích của cậu thì thực sự không hợp học những thứ như nghiên cứu  khoa học công nghệ một chút nào nhưng bố mẹ lại cậu lại thấy không ổn, thấy học ban tự nhiên thì tương lai sẽ có cơ hội việc làm cao hơn và cũng kiếm được nhiều tiền hơn. Vì vậy hai bên tạm thời cứ giằng co như vậy, không ai chịu nhượng bộ.

Thực ra ngay từ đầu Lâm Nguyệt Cầm đã không biết vấn đề này lắm, miệng nói kệ cậu muốn học ban nào cũng được nhưng vì lo lắng cho con trai, bà lại bắt đầu đi hỏi thăm xung quanh.

Ngôi làng nhỏ vô cùng hẻo lánh, cộng với giao thông công cộng đi lại không thuận tiện, hiện tượng thanh niên ra ở riêng rất nghiêm trọng, nhà nào có con cái học đại học hoặc ra xã hội làm ăn thì sau khi rời khỏi đây, hầu như không ai quay lại ở nữa.

Lâm Nguyệt Cầm nghe ngóng được mấy năm trước trong làng có một đứa nhỏ vừa lên đại học, điểm số khá cao và đỗ vào một trường giỏi, bà bèn đến tận nhà hỏi xem con người ta học ngành nào, trước đây chọn ban gì. Dường như con cái là chủ đề chung của cha mẹ nên người vốn chẳng quen biết gì nhau cứ thế trò chuyện rất rôm rả.

Đứa con nhà vợ chồng kia là con gái, thường thì con gái sẽ chọn ban xã hội nhiều hơn, cô bé này cũng không ngoại lệ. Bố mẹ cô bé nói mới đầu cô bé học cũng khá giỏi nhưng năm tới sắp tốt nghiệp rồi mà lại bắt đầu lo không tìm được việc. Trong ấn tượng của người bình thường, dường như đầu ra của ban xã hội chỉ là những công việc liên quan đến giấy tờ, nếu không phải là thư kí thì sẽ là trợ lí, tốt hơn một chút thì sẽ là giáo viên, kế  toán hoặc luật sư, nếu học ngoại ngữ thì có thể làm dịch giả. Nhưng cô bé lại học khoa tiếng Trung, trong mắt những bậc phụ huynh đều có chung một thắc mắc là tiếng Trung mà cũng cần học sao?

Sau khi cha mẹ trải nghiệm về sự trưởng thành của con cái một lần, dường như họ cho rằng bản thân hiểu rất rõ, nói đến là rõ ràng mạch lạc: "Ban đầu tôi đã bảo nó đừng học khoa tiếng Trung rồi nhưng nó lại không nghe, tôi nghĩ là cứ kệ đi để nó học cái nó thích, không thì lại nói tôi can thiệp sâu quá. Kết quả bây giờ là hối hận rồi chứ sao..."

Lâm Nguyệt Cầm không được học hành nhiều nên đây cũng là lần đầu tiên biết chuyện này, nhưng bà cho rằng nghe nhiều xem nhiều lựa chọn của người khác thì chính là tiếp thu được nhiều kinh nghiệm hơn. Vì vậy bà lại lần lượt đến hỏi thăm vài phụ huynh về đầu ra của con cái họ.

Những bậc cha mẹ ấy gần như đều nói giống nhau, nói thực tế một chút thì đều cân nhắc về nghề nghiệp tương lai. Một số phàn nàn con trai hoặc con gái mình làm nhân viên quèn trong công ti với mức lương ít ỏi mà ngày nào cũng tăng ca; một số phụ huynh tư tưởng thoáng hơn sẽ nói rằng con cái làm gì không quan trọng, nuôi được bản thân là tốt rồi.

Nhưng tóm lại kết luận tương tự nhau là con trai học ban tự nhiên thì đầu ra sau này sẽ tốt hơn.

Lâm Nguyệt Cầm chưa từng suy xét về nơi mình ở, trong vòng tròn xã giao chỉ có vài người đó, đối mặt với  toàn phụ huynh có trình độ như mình. Bà nhận được những lời khuyên đều là: "Quý Nghiễn nhà bà học được thế thì bây giờ phải chọn ngành cẩn thận để sau này không phải hối hận."

SỐNG NHƯ HOA MÙA HẠ _ Lạc Nguyệt Thiển ( Editor:Phomaichi ) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ