Những vì sao - A.Đôđê

26 1 0
                                    

NHỮNG VÌ SAO

Chuyện chàng chăn cừu xứ Prôvăngx.

A.ĐÔ ĐÊ (Pháp)


Hồi chăn cừu trên núi Luybơrông (nguyên văn Luberon: dãy núi vôi vùng Prôvăngx) tôi sống thui thủi một mình giữa đồng cỏ với con chó Labri (tên gọi một loại chó mực canh cừu ở cùng Prôvăngx) và đàn con chiên của mình, hàng tuần lễ liền không thấy một bóng người. Dăm thì mười hoạ mới có thày thẩn ở núi Luya (núi Luya, "Mon-de-l'Ure": tên một dãy núi vùng Prôvăngx, nơi trước kia thường có những cuộc hành hương) qua đây kiếm lá cây làm thuốc hoặc tôi gặp bộ mặt đen nhẻm của một anh thợ than xứ Piemông, nhưng họ là những con người chất phác quen lâu ngày sống hiu quạnh nên đâm ra lầm lì, mất hẳn khiếu nói năng và chẳng biết mô tê gì về các chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán dưới kia. Vì vậy, cứ mười lăm ngày một lần, hễ nghe thấy ở phía đường lên núi tiếng nhạc của con la trại nhà mang lương ăn nửa tháng đến cho tôi và trông thấy hiện lên dần dần trên đầu dốc bộ mặt láu lỉnh của thằng bé Miarô (nguyên văn Miarro, theo nghĩa đen là con lợn lót chuồng (con lợn bé nhất) trong một lứa lợn đẻ, ở đây gọi theo nghĩa: thằng nhỏ trong hàng những gia nhân) (thằng nhỏ của trại) hoặc chiếc khăn trùm màu đỏ hoe của thím Norát và tôi lại thật sướng như bắt được vàng. Tôi đòi họ kể cho nghe chuyện làng trên xóm dưới, chuyện lễ rửa tội, chuyện cưới xin, nhưng điều tôi quan tâm hơn cả là tin tức về con gái ông bà chủ, tiểu thư Xtêfanét của chúng tôi, cô thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng xung quanh mười lăm dặm này. Làm ra vẻ vô tình như vui miệng hỏi chơi, tôi hỏi thăm nàng có hay đi hội không, có năng dự những tối vui không, có còn nhiều chàng trai tới dòm ngó không; và nếu ai bảo cái thân phận chăn cừu nghèo hèn trên núi như tôi thì hỏi những chuyện ấy làm gì, tôi sẽ trả lời rằng tôi đương tuổi hai mươi mà đối với tôi thì nàng Xtêfanét lại là người đẹp nhất trần đời.

Thế rồi một chủ nhật nọ, tôi chờ chuyến tiếp phẩm nửa tháng, lần này nó tới muộn quá. Sáng ra tôi nghĩ bụng: "Tại cái lễ chính misa đây"; rồi đến trưa một cơn dông lớn ập tới, tôi lại cho rằng đường xấu, con la chưa thể ra đi được. Cho mãi đến khoảng ba giờ, trời quang mây, sườn núi lấp lánh nước mưa và ánh nắng mặt trời, giữa tiếng nước rỏ giọt trên cành lá và tiếng suối lũ dâng trào bờ, bỗng vẳng đến tai tôi tiếng nhạc la, sao mà nghe nó vui, nó rộng ràng đến thế, chả khác nào tiếng chuông nhà thờ reo đổ hồi trong ngày lễ Phục sinh. Nhưng không phải thằng bé Miarô, cũng chả phải là thím Norát đi la lên. Mà là ... xin thử đoán ai nào? Là tiểu thư nhà ta anh em ạ! Tiểu thư đích thân đến, ngồi ngay ngắn trên mình la, giữa những chiếc giỏ mây, da dẻ ửng hồng vì gió núi và khí trời mát sau trận mưa dông.

Thằng nhỏ bị ốm, còn thím Norát thì nghỉ phép về thăm con. Nàng Xtêfanét xinh đẹp từ trên mình la tụt xuống, báo cho tôi như vậy; nàng còn nói thêm rằng vì lạc đường cho nên đã tới chậm; nhưng cứ xem nàng ăn mặc diêm dúa như thế kia: nào băng tết hoa trên đầu, nào váy láng bóng và những dải đăng ten thì nàng có vẻ mãi vui trong đám nhảy múa nào hơn là dò dẫm tìm đường qua bụi rậm. Ôi, người đâu mà xinh lắm vậy! Tôi nhìn nàng không chán mắt. Thực tình thế. Thực tình mà nói tôi chưa bao giờ được nhìn nàng gần như thế. Về mùa đông, khi cừu đã lùa xuống đồng bằng. Tôi về trại ăn cơm chiều, thỉnh thoảng thấy nàng đi ngang qua phòng chúng tôi, chân bước thoăn thoắt, chẳng mấy khi nói với kẻ ăn, người ở, lúc nào cũng diện ngất, và hơi ra vẻ kiêu kỳ... Thế mà bây giờ nàng đứng kia, ngay trước mặt tôi, dành riêng cho mình tôi, vậy thì bảo tôi không bối rối làm sao được?

12 truyện ngắn nổi tiếng thế giới (1985)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ