Ngô Vương làm vua được 6 năm thì mất vào năm Giáp Thìn (944), có ủy thác con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha, em của Dương Hậu, Tam Kha cướp quyền cháu, tự xưng làm Bình Vương. Sau em Xương Ngập là Xương Văn cướp ngôi lại và cùng làm vua, tức Hậu Ngô Vương. Được 4 năm Xương Ngập mất, Xương Văn làm vua được 15 năm cũng bị chết trận vì vua thường phải thân chinh đi dẹp loạn. Bấy giờ là năm Ất Sửu (965). Trong thời Hậu Ngô Vương, nước ta có cái loạn Thập nhị xứ quân, dân tình rất là khổ sở.
Sau có Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh nổi lên phục được tất cả các sứ quân và lên ngôi Hoàng Đế, tức là Tiên Hoàng Đế nhà Đinh, lấy niên hiệu là Thái Bình nguyên niên (970).
Vua sai sứ sang thông hiếu với Tống triều bên Trung Hoa và sửa sang việc nước, trừ diệt hết những sự tham nhũng, định lại việc triều chính.
Nước ta từ lâu đã có Nho giáo, Lão giáo ở Trung Hoa truyền sang, nhưng thật ra hai giáo ấy chưa được phổ cập hết dân chúng bằng Phật giáo, nên thời ấy có thể gọi là thời đại Phật giáo độc tôn. Văn hóa trong lược hình như hầu hết ở trong các Tăng sĩ cả. Nên
khi Tiên Hoàng Đế định giai cấp văn võ, thì ngài triệu tất cả Tăng sĩ lỗi lạc vào hàng Thái miếu và dính phẩm trật cho các Tăng-già. Ngài tặng chức Khuông Việt Thái sư cho Pháp sư Ngô Chân Lưu, Pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân uy nghi.
Phật giáo ở nước ta được triều đình công nhận từ đó và Tăng sĩ có định giai phẩm khi ấy cũng là lần đầu tiên. Phật giáo sử lại thêm được giai đoạn vẽ vang. Và cứ xem một vị Tăng Thống được phong đến chức Thái sư thì đủ đoán được tình hình Phật giáo về đời nhà Đinh lại bắt đầu thạnh hơn trước vậy.
Nhà Đinh mất, nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành) lên thay để chống với quân nhà Tống (980). Triều này các Tăng sĩ cũng được biệt đãi. Đại Hành thường triệu các vị Tăng Thống vào triều để hỏi việc nước và Phật giáo.
Niên hiệu ứng Thiên thứ 14 (l008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy.
Khuông Việt Thái Sư : Ngài họ Ngô, pháp hiệu là Chân Lưu, quê ở làng Cát Lỵ (?), Trú trì ở chùa Phật Đà. Thuở nhỏ ngài theo Nho học; lớn lên thọ giới với Vân Phong Thiền sư ở chùa Khai Quốc. Từ đó ngài đọc khắp kinh điển nhà Phật, hiểu được mọi lẽ cốt yếu của Thiền Tôn, tiếng tăm lừng lẫy trong nước. Năm ngài 40 tuổi, vua Đinh Tiên Hoàng mời vào hỏi đạo, ngài ứng đối tinh tường. Vua rất lấy làm mến phục, bèn phong làm chức Tăng Thống. Năm sau, niên hiệu Thái Bình thứ 2 (971), vua lại phong là Khuông Việt Thái sư (Khuông Việt nghĩa là giúp đỡ sửa sang nước Việt).
Đến đời vua Lê Đại Hành, ngài lại càng được kính trọng lắm. Bao nhiêu việc quân việc nước vua thường triệu ngài đến hỏi.
Năm Thiên Phúc thứ 7 nhà Tiền Lê (986), nhà Tống sai sứ Trung Hoa là Lý Giác sang nước ta, vua Đại Hành liền sắc Khuông Việt Thái sư ra đón tiếp và ứng đối. Khi Lý Giác về Trung Hoa có để lại một bài thơ rằng :
BẠN ĐANG ĐỌC
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - Thích Mật Thể
Historical FictionTháng Trọng Xuân năm Quí Mùi, Pháp sư Mật Thể du hành các tỉnh phía Nam mang theo bản cảo Quốc ngữ cuốn Việt Nam Phật giáo sử, và thưa với tôi đó là tập sách do Pháp sư trải bao năm tháng sưu tầm biên soạn mà thành, thỉnh cầu tôi chứng giám. Tôi nhậ...