Chương mười: Phật giáo hiện đại

43 0 0
                                    


Tuy nhiên, ít năm trước ở Bắc cũng có Cụ tổ Vĩnh Nghiêm (Thanh Hanh), sư cụ Tổ Các (Phan Trung Thứ), sư cụ Bằng Sở (Dương Văn Hiển); ở Trung có ngài Tâm Tịnh, ngài Huệ Pháp, ngài Phước Huệ; ở Nam có ngài Khánh Hòa thỉnh thoảng mở trường giảng dạy. Nhờ vậy, đạo pháp cũng còn lưu lại ảnh hưởng chút ít.

Lại cách đây trên 10 năm, nhờ ảnh hưởng chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa mà nước ta lại có phong trào vận động chấn hưng Phật giáo. Những người khởi xướng đầu tiên là ngài Khánh Hòa và sư Thiện Chiếu (sau vì trong công việc vận động phải bị nhiều trở lực, ngài Thiện Chiếu đã tức giận bỏ về tục) cùng các ngài Tăng-già, cư sĩ khác lập thành Nam kỳ nghiên cứu Phật học hội (1931) ở Nam. Rồi lần đến Trung kỳ có ngài Giác Tiên, ông Lê Đình Thám (cư sĩ) ban đầu mở đạo trường ở chùa Trúc Lâm, mời ngài Phước Huệ chùa Thập Tháp - Bình Định làm chủ giảng; sau lần đến nhóm cư sĩ lập thành Phật học hội (1932); ở Bắc có sư Trí Hải cùng cụ Nguyễn Năng Quốc và các ngài Đại đức, cư sĩ khác lập Bắc kỳ Phật giáo Tổng hội (1934).

Ba miền đều có mở đạo trường cả, ở Bắc có trường Tăng ở chùa Quán Sứ, trọng Ni ở chùa Bồ-đề đo Bắc kỳ Phật giáo hội tổ chức; ở Trung có Phật học viện ở chùa Tây Thiên, đầu tiên do các thầy Đại đức và một nhóm thanh niên trong Sơn môn tổ chức, hiện nay đã giao lại cho toàn thể Sơn môn quản cố; lại có Phật học viện ở chùa Báo Quốc do Phật học hội tổ chức, duyên khởi thành lập đầu tiên là thầy Giảng sư Mật Khế, và trường Ni ở chùa Diệu Đức do một nhóm nữ cư sĩ tổ chức; trong Nam thì có Phật học viện do hội Lưỡng Xuyên Phật học Trà Vinh tổ chức.

Ngoài ra, hội nào cũng xuất bản tạp chí để hoằng dương Phật pháp; ở Nam có báo Từ Bi âm, Duy Tân; ở Trung có tạp chí Viên âm; ở Bắc có báo Đuốc Tuệ .v..v Thỉnh thoảng lại có một vài vị sư trí thức và những nhà cư sĩ, học giả ở ngoài cũng viết sách truyền bá Phật lý . . .

Nói tóm lại thì Phật giáo hiện thời đã có phần chấn hưng. Nhưng có một trở lực mà chưa có Hội nào hay một Sơn môn nào giải quyết, là: Cổ động thì hội nào cũng cổ động bằng Quốc văn là nền văn phổ thông, nhưng kho kinh điển triết lý nhà Phật vẫn còn nguyên khối bằng Hán văn .Vả dấu tích đồi bại điêu tàn của ngày qua, hiện nay vẫn còn lưu hành lại rõ rệt và có thế lực. Nên thật ra cả mấy hội Phật học ấy ngoài mấy việc xây hội quán, làm chùa và cổ động một số đông người quy y, còn chưa hội nào làm được việc gì vĩ đại có vẻ đỉnh cách cho nền Phật giáo cả.

Trong lúc này, đại đa số Tăng đồ trong các Sơn môn vẫn đương mơ màng thiêm thiếp, chưa làm một việc gì tỏ rõ là người đã thức tỉnh. Cho nên tuy hiện giờ có phong trào chấn hưng mà kỳ thực mới là chấn hưng hình thức và danh hiệu.

Một nền Phật giáo chỉnh đốn, in tuồng đương đợi một cuộc tổ chức tương lai do một phương pháp cải tạo hoàn toàn chơn chánh.

Chúng tôi rất mong . . .

Phụ lục

NHỮNG GIÒNG KỆ CỦA CÁC PHÁI

Những giòng kệ của các phái Thuyền tôn hiện hành trong Phật giáo xứ ta (những giòng kệ ấy cũng như những giòng chữ Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh...của bên Hoàng phái vậy) đối với lịch sử Phật giáo không có gì quan hệ lắm, tuy những chữ ấy là để đánh dấu sự truyền thống về mỗi đời. Nhưng xét hiện nay nó vẫn có thế lực nhiều các Tăng đồ, tín đồ khi quy y, thọ ký vẫn lấy đó làm thứ lớp mà đặt pháp danh. Nên nay nhân tiện cũng xin phụ lục ra đây để người đồng đạo xem qua cho biết.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 19, 2016 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - Thích Mật ThểNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ