Chương sáu: Phật giáo đời nhà Hồ đến đời thuộc Minh

11 0 0
                                    


PHẬT GIÁO ĐỜI NHÀ HỒ (1400 - 1407)
ĐẾN ĐỜI THUỘC MINH (1414 - 1427)

Nhà Hồ lên làm vua cũng được hai đời trong bảy năm, thì lại bị nhà Minh sang đánh. Nước ta lại thuộc nhà Minh[1]

Năm 1419 quan nhà Minh tịch thu hết các sách vở trong nước, các kinh điển nhà Phật đem về Kim Lăng và đốt phá chùa chiền rất nhiều.

Sử chép : "Bọn Hoành Phúc (tướng nhà Minh) ở lại sửa sang việc nước, để khiến cho người An Nam đồng hóa với người Trung Hoa, lập ra đền miếu bắt người mình cúng tế theo tục bên Trung Hoa v.v..., còn cái gì là di tích của nước mình như là sách vở thì thu nhặt đem về Trung Hoa hết sạch."

Và: "Nhà Minh bấy giờ không những là mở mang Nho học mà thôi, lại lập ra Tăng Cương ty và Đạo Kỳ ty để coi những việc thuộc về đạo Phật và đạo Lão. Rồi sai các Tăng-già ở Tăng Cương ty, các đạo sĩ Đạo Kỳ ty đi truyền giảng đạo Phật và đạo Lão.

Lịch sử Phật giáo ở Trung Hoa chép: "Đời Minh cả hai giáo Lạt Ma và Thiền Tôn đều thạnh hành."

Xem vậy thì đại khái đoán được Phật giáo ở nước ta lúc thuộc nhà Minh vậy.

Nhưng trong 13 năm thuộc Minh ấy, quan Trung Hoa thì tham tàn, quan ta thì gian nịnh, tàn ác vô liêm sĩ, dân tình cực khổ, nhiều nơi kéo cờ khởi nghĩa, trong nước không lúc nào được yên. Phật giáo dù được nhà Minh ủng hộ, nhưng lại phải theo một chính sách riêng. Và từ cuối đời Trần đến đây, trong đám Tăng đồ đã kém người sáng suốt, lại bị ở dưới quyền thế của bọn Nho sĩ. Chừng ấy ta cũng đủ đoán biết sự điêu tàn hoang phế của nền đạo lý.

May sao, một đấng anh hùng cứu nước, từ Lam Sơn mở vận mới cho dân tộc, mà lập ra nhà Hậu Lê: Thái Tổ Lê Lợi.


[1] Lúc này nhà Minh đã thống nhất nước Trung Hoa.

Việt Nam Phật Giáo Sử Lược - Thích Mật ThểNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ