ĐỀ 1
Tổ quốc gọi tên mình
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, dăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc hòa bình bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu mỗi người thao thức tiếng "Việt Nam"
Chín mươi triệu người lấy thân mình che chở cho Tổ quốc linhthiêng
Để giấc ngủ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình
(Tổ quốc gọi tên mình, Nguyễn Phan Quế Mai)
❶ Xác định phong cách ngôn ngữ và hai phương thức biểu đạt nổi bật trong bài thơ trên.
❷ Chỉ ra hai biện pháp tu từ trong 4 câu thơ sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật:
"Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc"
❸ Ở khổ thơ thứ ba, tác giả đã khắc họa hình ảnh kẻ lạ mặt bằng những từ ngữ nào? Hình ảnh của kẻ lạ mặt gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
❹ Theo anh/chị tác giả đã thể hiện ước nguyện gì xuyên suốt bài thơ? Cảm nhận của anh/chị về ước nguyện ấy?
(Trích từ sách Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM)
GỢI Ý - HƯỚNG DẪN
❶ [Nhận biết]
Ä Phong cách ngôn ngữ:
- Nghệ thuật.
- Lý do: Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là đặc trưng tính hình tượng. Ngoài ra còn tính truyền cảm, tính cá thể.
+ Tính hình tượng: hình tượng "sóng", sóng trong bài thơ không đơn thuần là sóng nữa mà nó được nhân hóa như một người con Việt Nam với những cảm xúc: khi gào thét, giận dữ, khi lại đau đớn...
+ Tính truyền cảm: khơi gợi ở lòng người đọc tình yêu, lòng tự hào quê hương; giận dữ, căm thù kẻ thù; đau đớn...
+ Tính cá thể: phong cách mang dấu ấn của nhà thơ – Nguyễn Phan Quế Mai.
Ä Hai phương thức biểu đạt nổi bật:
- Biểu cảm và miêu tả.
- Lý do chọn:
+ Biểu cảm: bài thơ là tình yêu, lòng tự hào về quê hương và hơn cả là lòng căm hận kẻ thù gây nhiễu nhương cho quê hương.
+ Miêu tả: bài thơ cũng có rất nhiều từ ngữ tái hiện sự vật, như: "Tiếng tổ quốc vọng về từ biển cả/Nơi bão tố dập dồn, dăng lưới, bủa vây", Thắp lên ngọn đuốc hòa bình bao người đã ngã/Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông",...
❷ [Nhận biết + thông hiểu]
Ä Biện pháp tu từ:
- Nhân hóa "vạn tất đất đớn đau".
- Điệp từ "Sóng".
Ä Hiệu quả nghệ thuật:
- Nhân hóa "vạn tất đất đớn đau" ® đất vốn là vật vô tri vô giác, nay vì bị chia cắt mà đớn đau như con người. Đó là nổi đau tột khi tất đất thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm.
- Điệp từ "Sóng"® Sóng vốn luôn dao dộng, có thể ví như tiếng lòng của biển. Sóng lặp đi lặp lại, nhấn mạnh nổi đau, lòng căm hận của biển.
❸ [Thông hiểu]
Ä Những từ ngữ khắc họa "kẻ lạ mặt": "rập rình", "ngang nhiên", "dẫm đạp".
Ä Những từ ngữ khắc họa "kẻ lạ mặt" gợi hình ảnh những kẻ cướp hung tàn, vô lý, gian ác. Đồng thời, gợi trong lòng người đọc những phẩn nộ, bất bình.
❹ [Thông hiểu + vận dụng]
Ä Ước nguyện, niềm khao khát hòa bình, bình yên cho đất nước, dân tộc.
Ä Ước nguyện, niềm khát khao ấy là quyền chính đáng của con người. Nhưng hơn cả, qua ước nguyện ấy ta thấy được tình yêu sâu nặng, tình thần trách nhiệm và cả lòng tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước, dân tộc.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tổng hợp đề thi Đại học
FanfictionTính lưu chơi chơi để tiện mở ra đọc mà thấy hữu ích phết, mong các sĩ tử học tập chăm chỉ, đừng lười như mình ạ 😂😂😂