Phần Không Tên 47

27 1 0
                                    


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;

Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to

Như những mạch máu khổng lồ

Trên thân hình trái đất

Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói

Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn mình lớn, đông, tây, kim, cổ...

Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)

Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa...

Xong rồi con có thể quên...

Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc"

(Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận)

Câu 1. Đoạn thơ trên là lời giao tiếp của ai với ai? Nói về điều gì?

Câu 2. Tác giả chủ yếu sử dụng phép liên kết gì?

Câu 3. Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết giá trị của các phép tu từ đó.

Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua lời khuyên "Chớ quên ngã ba Đồng Lộc"?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường".

Câu 2 (5,0 điểm)

Một trong những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân là luôn khám phá con người dưới phương diện tài hoa nghệ sĩ.

Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn và người lái đò trong tùy bút anh/ chị hãy bình luận nhận định trên.

—————- Hết —————-

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh..................................................; Số báo danh..............................................

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

Môn Ngữ Văn

(Đáp án gồm có 04 trang)

CÂUNỘI DUNGĐIỂMPHẦN ĐỌC HIỂU3,0Câu 1Đoạn thơ là lời của người cha – thế hệ đi trước nói với người con – thế hệ đi sau. Đó là lời khuyên đừng quên những người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc, đừng quên lịch sử hào hùng của đất nước ta.0,50Câu 2Đoạn thơ sử dụng phép lặp để liên kết0,50Câu 3Chỉ ra được 2 biện pháp tu từ:

Tổng hợp đề thi Đại họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ