Phần Không Tên 37

25 1 0
                                    


Đề số 37

Đọc hiểu (3,0 điểm).

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

"... Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên "Dạ minh châu" của Đường Minh Hoàng, khúc "Nghê thường vũ y" của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả..."


( Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.(0.5 đ)

Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản"... Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? .(0.5 đ)

Câu 3. Nêu ý hiểu của anh (chị ) về câu Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.( 1đ )

câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh (chị )là gì? .( 1đ )


II. Làm văn ( 7điểm)

Câu 1 (2đ): Từ thông điệp có ở phần văn bản đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường phổ thông : xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh.

Câu 2 (5đ)

Anh (chị) hãy phân tích nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh trong phần mở đầu 'Tuyên ngôn đọc lập ".

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
I.Phần đọc hiểu

– – Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt : nghị luận.

-Thao tác lập luận sử dung trong phần văn bản(đoạn 1)là :
+ so sánh; "Đọc sách" –' thú đi chơi bộ.'
+ phân tích: những câu còn lại.

-Giải thích từ :" Tự học"là tự tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu...
"Du lịch" là hoạt động của con người nhằm khám phá, tham quan, giải trí trải nghiệm...
-Ý cả câu; Tự học là cái thú lớn giúp con người có được những khám phá trải nghiệm, biểu biết như du lịch nhưng là trong cả không gian lẵn thời gian.
-Thông điệp lớn nhất ở phần văn bản trích là; Tự học ( Qua sách vở) đem lại ý nghĩa rất lớn với chúng ta.
(Nếu không thoát ý chỉ cho nửa số điểm của thông điệp) 0,5
II.Phần làm văn
Câu1
– Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo một số nội dung chính sau:
-Giới thiệu vai trò của việc đọc sách với học sinh trong nhà trường.
-Nêu tình trạng đọc sách của học sinh hiện nay
-Nội dung đề xuất
+có tủ sách phong phú( có thể của học sinh trong g cia đình của lớp, của nhà trường)
+ Nêu gương những cá nhân đọc sách tích cực
+Triển khai phong trào đọc sách ở các lớp
+Thi : Học sinh giới thiệu sách trong một dịp nhất định.
+Iấy nội dung đọc sách nằm trong tổng kết thi đua của học sinh.
+Mong muốn của người đề xuất về vấn đề này.
( Tùy theo mức độ HS trình bày có thể linh hoạt cho điểm tối đa ở từng phần)
Câu2

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu khái quát phần mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập.

– Nội dung mở đầu Tuyên Ngôn Độc Lập:
+Bác dẫn lời hai bản Tuyên Ngôn của Mỹ và Pháp.Nội dung chủ yếu đề cập đến " Nhân quyền"-Quyền con người
+Từ những lẽ phải về Nhân quyền Hồ Chí Minh đã "suy rộng ra" quyền dân tộc, những quyền mà hai bản Tuyên Ngôn trên chưa nói đến
+ Đóng góp của Hồ Chí Minh là khẳng định quyền dân tộc từ việc suy rộng ra những lẽ phải về quyền con người. Nếu quyền con người là lẽ phải không ai chối cãi được thì quyền dân tộc là chân lý không thể chối bỏ.
Một chính khách nước ngoài từng nhận định " Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là đã phát triển quyền con người thành quyền dân tộc. Như vậy, nghĩa là tất cả mọi dân tộc đều có quyền quyết định lấy vận mệnh của mình".
– Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa chặt chẽ sắc bén vừa kiên quyết khôn khéo
+ Chặt chẽ ở chỗ từ quyền con người (Cả thế giới biết đến) suy ra quyền dân tộc – Khép lại cơ sở pháp lý " đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
+ Sắc bén Bác trích tuyên ngôn của Mỹ, Pháp và đánh giá rất cao "Lời bất hủ ấy" rồi đưa ra vấn đề quyền dân tộc của mình một cách thật hợp lý
+ Kiên quyết; Đứng trên lập trường dân tộc: Bản Tuyên ngôn ngầm cảnh báo với Mỹ, Pháp nếu cố tình xâm lược Việt Nam tức là phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ: " Tự do, bình đẳng, bác ái"
+ Khôn khéo : Dùng tuyên ngôn của Mỹ, Pháp là sử dụng gậy ông đập lưng ông"
Đề cao dân tộc Mỹ và Pháp cũng là tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ ngay trên đất nước của họ
-Đánh giá vấn đề
Với cách mở đầu tuyên ngôn như thế, người viết đã tạo cơ sở vững chắc về pháp lý cho Tuyên ngôn độc lập. Câu kết có ý nghĩa khép- mở vấn đề thật chắc chắn, sâu sắc

Tổng hợp đề thi Đại họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ