Chương 3: Câu Chuyện Đào Mộ

370 4 0
                                    

Sau khi nhà Tần diệt vong, Hán Cao Tổ Lưu Bang xưng đế, truyền được mấy đời, trước sau đều là thiên hạ nhà Hán, sử gọi là Tây Hán, đến khi Vương Mam soán ngôi, lại có Quang Vũ phục hưng, Đông Hán ra đời theo như số trời đã định, nhưng đó là chuyện sau này khoan hãy nói ở đây.

Giai đoạn giữa Tây Hán và Đông Hán, thiện hạ đại hạn dân đói đầy đồng, bách tính không chịu nổi thống khổ lũ lượt vùng lên. Trong các lộ nghĩa quân có Lục Lâm và Xích Mi là hai cánh quân mạnh nhất, chấn động trong triều ngoài nội từ trên xuống dưới, anh hùng hào kiệt khắp nơi ùn ùn kéo đến đầu quân.

Quân Xích Mi khởi nguồn từ đám dân đen đói khát, bàn đầu chỉ đánh lộn cướp bóc để mưu sinh, sau bị quan quân truy quét gắt gao, đánh liên tiếp mấy trận thắng lớn, từ đó uy danh lừng lẫy. Để quyết lâm trận chỉ tiến chứ không lui, ai nấy cũng nhuộm lông mày thành đỏ. Tựa như quả cầu tuyết lăn, nghĩa quân dần phát triển len tới mấy trăm nghìn người, thế như chẻ tre đánh thẳng vào Trường An, vơ vét của cải lương thực trong thành, đồng thời châm lửa đốt cháy cung điện. Nhưng giống như đa số các cuộc khởi nghĩa nông dân thời cổ đại, số quân càng nhiều thì sức chiến đấu càng yếu, về sau quân Xích Mi liên tiếp bại trận, giằng co mấy trận ở Quang Trung, trong lúc lâm vào cảnh cùng đường tuyệt lộ, đã đào hầm thông thiên xuống lăng mộ Hán Đế.

Thời Tần Hán rất tôn sùng ngọc liệm, thi thể các bậc đế phi trong lăng đều được khoác tráp ngọc giao long và tráp ngọc huyền phụng, haauk thế gọi là áo ngọc đai vàng, tất thảy đều bị lột sạch, báu vật tùy táng trong lăng mộ Hán chất cao như núi cũng bị quân Xích mi cướp hết.

Đội quân Xích Mi tung hoành khắp thiên hạ tan rã, đám tàn quân trở thành bọn cướp đường tụ tập chốn sơn lâm, vẫn giữ vững truyền thống đào trộm mồ mả, vơ vét của cải trong mộ làm vốn, hễ tìm được dấu vết của mộ hoàng thất quý tộc, thủ lĩnh bèn dẫn quân đi đào. Phương pháp đào mộ dùng cuốc to xẻng lớn, khi đông nhất tập hợp tới cả vạn người, xới trăm hang nghìn lỗ trên núi, thực có sức mạnh "dời non lấp bể", cho nên các phái trộm mộ coi phương pháp đổ đấu này của họ là "Xả Lĩnh".

Đến cuối thời Tống, Hoàng Hà và Bắc Đô bị quân Kim xâm chiếm, tập đoàn quân sự do Đào Sa Quan ở Hà Nam thống lĩnh nhất loạt khai quật Hoàng lăng, các lăng mộ của hoàng đế Bắc Tống đều bị hủy hoại, đào rỗng vét sạch. Không được mấy năm, Kim lại bị Mông Cổ tiêu diệt, tàn quân của Đào Sa Quan từ đó nhập vào đám trộm Xả Lĩnh. Lưu Tử Tiên cầm đầu đám trộm Xả Lĩnh lúc bấy giờ là một kỳ nhân, ông ta tiếp thu một cách rộng rãi các phương pháp tiên tiến khai quật Tống lăng, cải tiến dụng cụ trộm mộ, truyền lại thuật thiên can và bí quyết Khoanh huyệt.

Tuy dụng cụ và phương pháp trộm mộ đã qua mấy đời cải tiến có những thay đổi long trời lở đất, nhưng thực lực của đám trộm Xả Lĩnh ngày càng sa sút, ẩn trong giới lục lâm đã mấy trăm năm mà chưa có vụ nào ra hồn, chỉ là ngẫu nhiên tụ tập, đào vài ngôi mộ kiếm ít vàng bạc của cải. Truyền mãi đến thời Dân quốc, kẻ cầm đầu cuối cùng của phái Xả Lĩnh là lão Trần mù vốn tên Trần Ngọc Lâu, tự kim Đường, đám lục lâm quen dùng tên giả nên ít ai biết tên thật của lão.

Sau này lão dẫn người đi Van Nam tìm mộ Hiến Vương, nào ngờ chưa tìm thấy quầng thủy long đã gặp phải bầy trùng độc trong trùng cốc, hỏng cả đôi mắt rồi biệt tăm từ đó. Cây đổ thì khỉ tan đàn, đám trộm Xả Lĩnh kế truyền cả ngàn năm từ đây biến mất trong lịch sử như mây tan khói tản.

Ma Thổi Đèn Tập 7: Thi vương Tương TâyNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ