Chương 12: Đất Dời Thây

190 2 0
                                    

Người sau khi chết được khâm liệm, đặt vào quan quách rồi chôn xuống đất, giả sử có cơ hội đào đất bật săng, sẽ thấy thi thể dù mới hay cũ, chỉ cần chôn cạnh ngọn Bình Sơn, thì lập tức không cánh mà bay. Tuy lớp đất bên trên vẫn còn nguyên vẹn, nắp áo quan cũng không hề bị cạy mở, nhưng bên trong chỉ còn lại vài bình gốm đũa tre tuỳ táng, áo liệm mặc theo người chết vẫn nguyên xi, cúc áo không hề bị mở, nhưng tuyệt nhiên không thấy mẩu xương thịt nào.

Dân bản địa thường truyền tai nhau rằng, trước khi binh lính nhà Nguyên đánh tới, Bình Sơn vốn là cấm địa luyện đơn của hoàng đế. Ngoài lý do địa hình đặc thù, được trời phú cho nhiều hang động tự nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là vì Tương Tây Thần Châu sản xuất nhiều chu sa, thuỷ ngân tinh luyện từ chu sa vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình luyện đơn. Nơi đây luyện từ những loại thần dược trường sinh bất lão cho tới phương thuốc bí truyền chốn phòng the, nên trong núi quanh năm dào dạt dược khí.

Lâu dần, nham thạch bùn đất trên Bình Sơn cũng nhiễm phải dược khí tiêu xương hoá cốt, thi thể hễ chôn trong núi chỉ còn lại làn khí mờ, lưu động theo dòng khí trong địa mạch, hành tung bất định, bởi thế nơi này được gọi là đất dời thây. Chỉ có cái xác cổ của vị tướng nhà Nguyên đặt trong lòng núi do trúng phải tà thuật của động dân mà chết, biến thành cương thi không thể thối rửa, lại hấp thu dược lực của tiên đơn trong mộ nên đã thành tinh.

Nghe nói sau khi vết nứt trên núi để lộ ra ngôi mộ cổ, cứ cách mấy chục năm lại có người nhìn thấy cương thi mình mặc áo giáp, đầu đội mũ giáp xuất hiện trong núi, ai cũng nói chính mắt nhìn thấy chứ không phải chỉ nghe kể lại. Ở Tương Tây thịnh tục đuổi thây, người Tương Tây đặc biệt tin vào những chuyện cương thi tác oai tác quái, họ đồn đãi nhau rằng trong Bình Sơn có Thi vương, biết bao người vào núi đào mộ hay hái thuốc đều bị cương thi và âm binh hãm hại, tam sao thất bản, còn ai ăn gan hùm mật gấu dám bước vào địa cung mộ cổ trong lòng núi nữa?

Lão Trần nghe xong chỉ cười nhạt, lão hiểu rộng biết nhiều, mấy lời đồn đãi của đám thổ dân sao doạ nổi. Cái tên đất dời thây lão quả có nghe qua, nhưng đó chỉ là truyền thuyết Vu Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, trên đời lấy đâu ra đất dời thây thực? Mộ thời Nguyên thường chôn sâu táng lớn, bên trong ẩn chứa vô vàn phương kỹ phòng trộm của Tây Vực, đồ bồi táng cũng chẳng bằng mộ đám vương tôn quý tộc Trung Thổ, nên xưa nay không phải là mục tiêu hàng đầu của dân trộm mộ.

Tuy vậy, vị tướng nhà Nguyên được chôn trong núi Bình Sơn lại chết trước khi lâm trận, trong cuộc càn quét tàn sát người Miêu bảy mươi hai động ông ta chắc hẳn đã cướp được không ít của cải, lại thêm số châu báu nhiều không kể xiết bao đời Hoàng gia cúng tiến cất cả trong điện tối địa cung, e rằng số minh khí tàn trữ trong ngôi mộ đời Nguyên này cũng không thua kém bất kỳ lăng mộ Đế vương nào. Ngôi mộ cổ này hình thể đặc biệt, quân số ít ỏi khó mà đào được, hơn nữa lại nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, hiếm người biết đến, nếu không dân đổ đấu đã kéo tới từ lâu, chứ sao còn đến ngày nay. Hiện giờ cơ duyên đã đến, đây chính là cơ hội để phái Xả Lĩnh hoàn thành đại nghiệp.

Lão Trần tính toán, đám bọn họ từ nơi xa đến, không quen đường sá, nếu không có người dẫn đường sẽ khó làm nên chuyện, vì thế không thể giết người diệt khẩu. Có điều trước tiên phải vỗ yên anh chàng người Miêu này đã, bằng không để anh ta lỡ lời lộ ra chuyện gì làm dao động lòng quân thì gay. Lão bèn nói với anh ta: "Không phải khoác lác đâu, nhưng nhân sĩ ở Tương Âm đều biết ông chủ Trần ta giỏi nhất bắt quỷ đuổi thây, lại thêm tính tình hào sảng, sẵn lòng giúp đỡ người tốt. Giờ có ý dẫn thuộc hạ đi trừ hại cho dân, tiêu diệt cương thi trong núi Bình Sơn, nếu ngươi chịu giúp, sẽ không thiếu phần của ngươi đâu." Nói đoạn nhét vào tay anh ta mười đồng bạc.

Ma Thổi Đèn Tập 7: Thi vương Tương TâyNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ