Độ canh ba, trời tối hu. Lá sồi xào xạc, ngả ngớn theo ngọn liễu trước vờn đèn dầu hiu hắt. Thỉnh lâu, có tiếng tu hú, dơi kêu oang oác. Cảnh nhà Thanh, trông mà lạnh lẽo. Cũng kể từ khi bà cả mất, nhiều bọn tôi tớ cũng phép rời đi ăn sinh nơi khác. Dầu gì thì dầu, trước kia quen ăn quen ở với cái tánh bà Thanh, chốc giờ bà ấy bả mất, ai cũng xót. Ai cũng khóc. Ai cũng thương cái số bà hết mực.
Còn cô Thanh Uyên là con út trong nhà, lẽ cũng vì trước thời đó, bà cả cưng nuông cô hết mực, cho nên giờ này bà mất rồi, cô cầm lòng không đặng, đã cuốn gói phép với cậu Sang ra Vũng Tàu làm ăn lập nghiệp, chừng khi đã thành mọi sự sẽ quay về nhà. Còn mọi ngày giỗ ông giỗ cha, giỗ đầu của má thì cô vẫn sẽ thu xếp đón đủ.
Bàn về bà Thanh, cũng bị trời vắt véo làm sao, đương sống mạnh khỏe thì phải gió phải trời, cái lưng nó đau, rồi nó đau thêm nhiều, rốt ráo thì buộc lại bà bị chứng mục khớp xương sống. Đốc - tờ từ bốn phía tụm lại đều phán ngay một câu sinh tử chẳng lâu, quen ở hết tháng chạp này thì gia đình quyến luyến. Sự ấy rốt cuộc cũng xảy ra, người ta đều than là phận bà nhiều điều khó ngỡ.
Di nguyện bà Thanh để lại cả trấn cũng biết. Rằng thì nàng ở lại vì phải dạy dỗ cho vợ cậu Trọng. Kể cũng ngộ à nghen, đâu đâu phải cùng ngói nhà với người thương, rồi với vợ của người thương. Ngộ còn hơn phải gánh luôn việc dạy lễ dạy nghi cho cái cô mợ Ba kiêu kỳ ấy. Mà nói dạy, chứ cả cái trấn này ai cũng ngợ rằng Hà Xuân là mợ kế vị bà Thanh cả rồi. Chừ còn mong chờ gì cái cô tiểu thư vợ mới của cậu Trọng ấy! Kể phải nói, cái cô ấy tánh tình chua ngoa không hề kém ai. Đố có sai, dân nói sanh từ hòn máu nhà quyền thì đếm lọng được mấy cô có thiện, có chí.
Sáng dậy cũng như ngày từng làm dâu nhà Thanh ấy thôi, mà trở đi thì không còn tiếng cằn nhằn, vằng dỗi của mẹ chồng. Kể cũng dễ, lý vì người ta đều nhận ý tôn trọng "mợ Xuân", là người duy nhất có tên trong cái di chúc cuối thời lâm chung của bà Thanh, thì ấy là điều hạnh điều vinh. Vả đi chăng nữa, trước kia mợ Xuân là người ăn ở hiền lành đức độ, cho nên dầu không còn kế vị dâu thứ trong nhà, hẵng ai cũng đều kêu mợ một tiếng thân thương, lấy làm thấu tình đạt lý. Ai cũng nể, ai cũng phục, duy có mợ Ba mới - là không ưng bụng mợ chút nào.
Ờ thì lẽ cũng đúng, ai đời lại cam chịu bị người khác, mà lại là vợ cũ của chồng lên mặt dạy đời, sắp sửa còn lên nhà nắm quyền nắm trướng, coi như tiểu thư nhà giàu quý bị đè xuống sấp một bậc, còn là sau gót một ả đàn bà nghèo thối tha. Bởi mới nói, có sự gì trên đời này bằng lòng mợ Ba cả đâu.
Mơi tơi sáng, mợ Xuân đã mang nước trà và bánh ngọt dâng tới tận phòng ấm vợ chồng son trẻ. Cô mợ Ba nghe tiếng lách cách, rõ là khó chịu. Ấy nên mợ theo thói an nhàn đã mở miệng chưa kịp mở mắt, quát đổng mấy câu cho oai, cho quái rồi vẫn ve vẩy mép áo chồng đung đưa, nũng niu nịu, trông mà nổi máu thay cho cô Xuân.
Nhất lòng cam nhì dạ chịu, thì bản tính đó ăn sâu vào con người đức độ của cô Xuân, nên nàng chỉ nhẹ gót rảo bước ra ngoài. Độ chừng bảy, tám giờ sáng thì mợ Ba và cậu Hai mới dậy rời giường ấm, mỗi người một kịp. Cậu Hai thì khoác nhanh dải yếm đen rồi vuốt cho qua gợn tóc sau gáy, bắt xe qua nhà huyện Chơn Thành thăm hỏi việc thuê nhân công cho nhà máy xay lúa. Còn mợ Ba lo việc chải chuốt đầu tóc, sáng nào mợ cũng sai người làm tất tởi ra chợ lựa cho mợ con kẹp tóc đẹp nhất, rồi sẵn tay bệ luôn tô bánh canh cua của hàng bún Tư Lân về cho mợ, kẻo mợ đói thì mợ nổi đóa cho xem.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Thuần Việt] Gió Cuốn Mây Bồng
General Fiction... là chuỗi dài bi kịch của người đàn bà đương thưng chừng tuổi xuân, đã dấn chơn bước theo cái phận làm dâu. Lứa mười tám nàng đẹp người cùng trọn duyên, phải vì lẽ tình mới dứt áo theo chồng ăn ở nơi xứ xa, mặt trâu mày ngựa hòng cho cái bụng thi...